Chẩn đoán xác định dựa vào: Khởi phát cấp tính, đột ngột với các biểu hiện:- Đái máu: thường đái máu đại thể. - Thiểu niệu: đái ít
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) V. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định dựa vào: Khởi phát cấp tính, đột ngột với các biểu hiện: - Đái máu: thường đái máu đại thể. - Thiểu niệu: đái ít < 500 ml/24giờ. - Tăng huyết áp: nhẹ, vừa và nặng. - Protein niệu < 3,5 g/24giờ. - Hồng cầu niệu: trụ hồng cầu, trụ hạt. - Sinh thiết thận: tăng sinh tế bào nội mô và gian mạch. Tăng sinh và xâmnhập bạch cầu. Có các lắng đọng đặc điện tử dạng “bướu lạc đà” dưới biểu môtrên ảnh siêu cấu trúc. 2. Chẩn đoán nguyên nhân: Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là nguyên nhân thường gặp ở trẻ em.Bệnh hệ thống như Lupus, viêm mạch máu là nguyên nhân hay gặp ở người lớn.Sau khi hỏi tiền sử bệnh đầy đủ và thăm khám, đặc biệt chú ý các triệu chứng nhưđau họng, nhiễm trùng da, nốt ban ngoài da, viêm khớp (Lupus, viêm mạch máu).Chảy máu phổi hoặc mũi (u hạch Wegener, Goodpasture). Tiến hành làm huyếtthanh chẩn đoán. Kết quả sẽ cho khác nhau với từng tình trạng lâm sàng. Những trường hợp biểu hiện không điển hình, phải sinh thiết thận càngsớm càng tốt để tìm nguyên nhân. VI. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 1. Tiến triển: Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân và giai đoạn tổn thương thận. - Ở trẻ em: tiến triển thường là tốt, 90% hồi phục hoàn toàn nhưng cũng cóthể tử vong do suy tim trái, phù phổi cấp hoặc chảy máu não. - Ở người lớn trưởng thành: bệnh thường nặng hơn. Tỷ lệ hồi phục chỉkhoảng 50%. - Một số trường hợp phát triển thành viêm cầu thận tiến triển nhanh và suythận rất nhanh. Những trường hợp còn lại, các tổn thương cầu thận không được hồi phụcnhanh và biểu hiện đái máu vi thể, tăng huyết áp, protein niệu tồn tại dai dẳng, dầndần dẫn đến viêm cầu thận mạn rồi tới suy thận mạn. 2. Biến chứng: - Suy tim trái do tăng huyết áp và giữ nước. - Biến chứng não: chảy máu não, phù não, co giật. - Suy thận cấp do thiểu niệu. . Viêm cầu thận tiến triển nhanh. . Có thể có hoại tử ống thận cấp. - Biến chứng của bệnh chính như Lupus, viêm mạch máu. VII. ĐIỀU TRỊ Không có điều trị đặc hiệu cho tất cả các trường hợp. Điều trị tùy thuộcvào nguyên nhân. - Thuốc giảm miễn dịch và Corticosteroid không có hiệu quả. - Kháng sinh: dùng khi có nhiễm khuẩn. - Hạ áp: dùng được tất cả các nhóm thuốc hạ áp. Chú ý: Khi có suy tim không dùng thuốc nhóm chẹn giao cảm, khi có suythận không dùng nhóm ức chế men chuyển. - Lợi tiểu: cho nếu phù, hay dùng Lasix (viên, tiêm). - Chế độ ăn hạn chế muối, giảm đạm. - Suy thận: nhẹ thì điều trị bảo tồn, nặng thì phải lọc máu. - Điều trị biến chứng. Kết luận: - Hội chứng cầu thận cấp thường xảy ra cấp tính, đột ngột. Nguyên nhân cóthể nguyên phát hoặc thứ phát. Tổn thương mô bệnh học đặc trưng bằng thay đổixâm nhập viêm lan tỏa ở cầu thận. - Chẩn đoán dựa vào: . Đái máu đại thể. . Tăng huyết áp. . Protein niệu trung bình. . Phù nhẹ, chủ yếu ở mặt. . Nước tiểu có hồng cầu, trụ hồng cầu và trụ niệu. - Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Thuốc giảm miễn dịch vàCorticosteroid không có hiệu quả. Điều trị chủ yếu là hạ áp, lợi tiểu và chế độ ănhạn chế muối. - Biến chứng thường liên quan tới giữ nước, tăng huyết áp và suy thận. - Hội chứng cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thì khả năng hồi phục tốt hơnở trẻ em. Bệnh thường nặng hơn ở người lớn. Nếu hồi phục không hoàn toàn, hộichứng cầu thận tồn tại kéo dài dẫn đến viêm cầu thận mạn; suy thận mạn sau nhiềunăm. Số ít trường hợp tiến triển xấu thành viêm cầu thận tiến triển nhanh. Có thểtử vong do suy tim, phù phổi, chảy máu não do tăng huyết áp. (Bệnh thận Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2004) ...
HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.38 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hội chứng cầu thận cấp tính bệnh học nội khoa bệnh thận hệ tiết niệu bài giảng bệnh nội khoaTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 83 0 0 -
7 trang 81 0 0
-
5 trang 76 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 41 0 0 -
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 40 0 0 -
5 trang 38 0 0
-
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 37 0 0