Danh mục tài liệu

Hội làng Đăm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 591.45 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội làng ĐămĐịa điểm: Xã Tây Tựu, Huyện Từ Liêm, Hà Nội Làng Đăm là một làng cổ ở vùng ven Thăng Long. Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễn ra cuộc đua thuyền, còn gọi là đầm Đăm. Làng Đăm là một làng cổ ở vùng ven Thăng Long. Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễn ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội làng Đăm Hội làng ĐămĐịa điểm: Xã Tây Tựu, Huyện Từ Liêm, Hà NộiLàng Đăm là một làng cổ ở vùng ven Thăng Long. Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang,còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễnra cuộc đua thuyền, còn gọi là đầm Đăm.Làng Đăm là một làng cổ ở vùng ven Thăng Long. Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang,còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễnra cuộc đua thuyền, còn gọi là đầm Đăm.Các nghi lễ trong ngày hội: lễ rước thánh, lễ tế ở đình, lễ cáo yết ở miếu, lễ tạ ơn thánh, rướcthánh về miếu.Ngoài sông là cuộc đua thuyền sôi nổi, trên mặt đất là lễ thả chim, thi cờ bỏi và chọi gà. Kết thúcbằng lễ đốt pháo bông. Xã Tây Tựu - Từ Liêm không những nổi tiếng là một làng hoa mới củaHà Nội (với 90% ruộng canh tác là trồng hoa) mà còn được biết đến với một hoạt động văn hóatruyền thống đặc sắc từ lâu đời, đó là hội bơi thuyền.Làng Đăm là một vùng đất cổ nằm sát bờ sông Hồng và cách kinh thành Thăng Long hơn 10kmvề phía Tây Bắc. Nơi đây đã có cư dân sinh sống từ thời kỳ các vua Hùng. Theo một số tài liệunghiên cứu và các cụ già trong làng kể lại, từ xa xưa dân làng sống tập trung bên bờ một consông lớn có tên gọi là Thủy Giang.Dải ruộng dài bên bờ sông có đoạn phình rộng ra như một cái đầm, nên dân làng đặt tên cho làngmình là Tây Đàm (phía Tây của Đầm) đến thời vua Lê Thế Tông (1573-1599) vì kiêng tên húy(vua có tên là Duy Đàm) nên gọi chệch là Tây Đăm. Đến đời vua Minh Mạng (1820-1840) lại vìkiêng tên húy của vua nên đổi lại là Tây Tựu. Nhưng kể từ đó, cái tên làng Đăm vẫn tồn tại trongdân gian cho đến ngày nay. Xã Tây Tựu có 3 thôn là thôn Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Trênđịa bàn xã hiện vẫn bảo tồn được nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị như Đình Đăm, miếuTây Đăm, Văn Chỉ, nhà thờ họ... Hội làng Đăm gắn liền với di tích miếu Tây Đăm (nay nằm ởthôn Thượng xã Tây Tựu nên còn có tên gọi là Thượng Miếu).Đây là ngôi miếu thờ Đào Trường - một vị tướng tài đã ba lần giúp vua Hùng Vương thứ 18đánh tan giặc ngoại xâm và được vua Hùng phong là Thổ lệnh thống quốc đại vương. Hội Đămđược tổ chức lớn 5 năm một lần trong 3 ngày: 9, 10, 11 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ tínngưỡng trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc như: Cờ người, chọi gà, đấu vật, thả chim,đua thuyền... Nhưng sôi động nhất vẫn là hội đua thuyền hay còn gọi là hội bơi Đăm diễn ra cảngày 10 và sáng 11-3. Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa hai bên bờ sông Hồng chưa có đêngăn lũ. Một năm vào giữa tháng 6 mưa lũ tràn về, nước sông dâng cao ngập cả cánh đồng làngĐăm.Dòng nước lũ có cuốn theo một con Hạc bằng gỗ trôi dạt vào cửa miếu Tây Đăm thì mắc lại. Sauđó có một người ở nơi khác bơi thuyền đến miếu định làm lễ xin đầu Hạc đem về. Các cụ bô lãohỏi ra mới biết con Hạc đó là từ đền Bạch Hạc trôi về và đền Bạch Hạc cũng thờ Thổ lệnh tamgiang Đại Vương Đào Trường. Đầu Hạc là đầu mũi thuyền bơi ở đình Bạch Hạc. Sau đó, dânlàng Đăm đã cử người đến đền Bạch Hạc hỏi thể thức bơi, lấy mẫu thuyền về đóng. Bơi Đăm bắtnguồn từ đó, nhằm diễn tả lại chiến thuật luyện binh và tấn công giặc bằng đường thủy của ôngcha ta thuở trước.Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rướcGiá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng Xa canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”... Cuộcđua thuyền diễn ra trên khúc sông Thủy Giang chảy qua làng với sự tham gia của 6 thuyền đuathuộc 3 thôn: Thượng, Trung, Hạ (mỗi thôn 2 thuyền). Mỗi thuyền đua có tất cả 25 người gồm: 1lái chính, 1 lái phụ, 1 ông nạng, 1 ông đánh mõ, 1 ông phất cờ, 1 người tát nước và 18 đô bơingồi dọc hai mạn thuyền. Từ trước ngày hội cả tháng trời, dân các thôn đã háo hức chuẩn bị mọiviệc cho cuộc đua như: Tuyển chọn đội đua phải gồm những người trẻ khỏe và nhiều kinhnghiệm, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và tập luyện.Sáu thuyền bơi cũng có màu đỏ, được đánh số thứ tự và được phân biệt theo hình con vật linh ởmũi thuyền. Ví dụ: thuyền của thôn Thượng có mũi thuyền đầu con Hạc, thuyền của thôn Trungcó mũi thuyền đầu con Long và thuyền của thôn Hạ có mũi thuyền đầu con Ly. Trang phục độibơi từng thôn cũng khác nhau bởi màu đỏ và thắt lưng.Trước cuộc đua, các đội đưa thuyền về tập kết tại điểm xuất phát là trước cửa nhà Thủy Tọa nằmtrước cửa đình Đăm. Các mũi thuyền hướng về phía miếu Tây Đăm cách đó khoảng 1000m,hàng nghìn người dân các thôn và khách thập phương đứng chật kín cả hai bên bờ sông để cổ vũ.Lúc này các vị chức sắc trong các thôn đều bước xuống thuyền mình để căn dặn, động viên cácđô. Theo hiệu lệnh trống, các thuyền đua lần lượt cử người đại diện bước lên nhà Thủy Tọa làmlễ bái yết Thánh. Các trọng tài bước xuống kiểm tra lần lượt từng thuyền về con người và dụngcụ.Tiếng chiêng trống, thanh la, tù và nổi lên dồn dập. Khi lá cờ lệnh được phát mạnh xuống là cácthuyền cùng lúc lao lên phía trước. Tiếng chiêng trống đổ dồn từng hồi, tiếng hô hào thúc giục vàhò reo trên bến dưới thuyền vang lên như sấm dậy. Các đô bơi gồng mình lên vung chèo khuanước nhanh thoăn thoắt và đều tăm tắp. Những mũi thuyền vươn mình xé nước rào rào. Cả mộtvùng trời đất như sôi động hẳn lên. Các đội thuyền đua tiến về miếu Tây Đăm vòng qua cột cờrồi bơi ngược về nhà Thủy Tọa với chiều dài mỗi vòng bơi là 2000 mét. Cả cuộc đua có 6 vòngbơi diễn ra trong ngày 10 và sáng 11. Sau mỗi vòng bơi đều có chấm điểm thứ tự nhất, nhì, bacho từng thuyền.Đến hết hội thi, Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn giải cho từng thuyền, từng đội. Thôn nàođược giải nhất đồng đội thì cả thôn reo hò tưng bừng và ăn mừng thâu đêm suốt sáng. Niềm kiêuhãnh hiện rõ trong nét mặt của mỗi người, tiếng tăm của thôn giành được chiến thắng còn lưumãi cho tới cuộc đua thuyền lần sau. Một điều đặc biệt là hai thuyền đua giành giải cao nhấttrong hội bơi sẽ được vinh dự rước kiệu Thánh bằng đường thủy từ Đình Đăm trở về miếu trướ ...