
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết không tự nguyện theo quy định của bộ nguyên tắc chung về luật hợp đồng Châu Âu - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết không tự nguyện theo quy định của bộ nguyên tắc chung về luật hợp đồng Châu Âu - bài học kinh nghiệm cho Việt NamHỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO CHỦ THỂ GIAO KẾT KHÔNG TỰ NGUYỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ LUẬT HỢP ĐỒNG CHÂU ÂU - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Lê Thị Giang* Người phản biện: TS. Hoàng Thị Hải Yến Tóm tắt: Tự nguyện giao kết hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản,quan trọng và được thừa nhận trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Khi một hoặccác bên chủ thể giao kết hợp đồng không tự nguyện thì hệ quả có thể phát sinh là hợpđồng bị vô hiệu. Trong cả Bộ nguyên tắc chung về Luật Hợp đồng Châu Âu (tên gốctiếng Anh: “The Principles on European Contract Law”; sau đây gọi tắt là “PECL”) vàBộ luật dân sự (sau đây gọi tắt là “BLDS”) năm 2015 của nước ta đều ghi nhận về vấnđề này với các trường hợp tương đồng là: hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối vàđe dọa. Bài vết tập trung phân tích các trường hợp hợp đồng vô hiệu do chủ thể giaokết hợp đồng không tự nguyện theo quy định của PECL. Trên cơ sở đó, tác giả bài viếtrút ra một số bài học kinh nghiệm cho nước ta trong việc hoàn thiện quy định về hợpđồng vô hiệu do chủ thể giao kết không tự nguyện trong BLDS năm 2015. Từ khóa: hợp đồng vô hiệu; chủ thể giao kết hợp đồng không tự nguyện; Bộnguyên tắc chung về luật hợp đồng Châu Âu. Résumé: Le consentement de la conclusion du contrat qui est l‟un des principlesprincipaux, importants et est reconnu par les systèmes de droit dans le monde. Lorsqueles parties du contrat n‟a pas de consentement, le contrat conclu sera nul. Lesprinciples du droit euroéen des contrats (le nom en anglais “The Principles onEuropean Contract Law” ci-après appelé PECL) et le Code civil vietnamien (ci-aprèsappelé BLDS) en 2015 prévoient cette question avec les analogies: l‟erreur, le dol et laviolence sont les causes de nullité du contrat. Cet article analyse les cas de nullité ducontrat en raison de l‟absence du consentement des parties du contrat d‟après les règlesdes PECL. De ces analyses, l‟auteur tire des experiences pour la perfection des règlesdu Code civil vietnamien relatives à la nullité du contrat en raison de l‟absence duconsentement des parties du contrat.* ThS., Trường Đại học Luật Hà Nội 244 Mots clés: Nullité du contrat, Absence du consentement des parties du contrat,Principes du droit européen des contrats. I. Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết không tự nguyện theo quy định củaBộ nguyên tắc chung về Luật Hợp đồng Châu Âu 1. Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn là vấn đề được quy định tương đối chi tiếttrong Chương 4 của PECL. Điều 4:103 PECL quy định về các trường hợp nhầm lẫn lànguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng đồng gồm: (i) Sự nhầm lẫn xuất phát từ thông tin được đưa ra bởi bên kia; Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn là trường hợp khá phổ biến trên thực tế khi mộtbên tham gia vào hợp đồng trên cơ sở hiểu lầm về các sự kiện hoặc luật làm ảnhhưởng đến hợp đồng. Điều này đồng nghĩa, sự hiểu lầm về các sự kiện hoặc luật là tiềnđề để các bên giao kết hợp đồng. Nếu không có sự hiểu lầm về các sự kiện hoặc quyđịnh của luật thì bên bị nhầm lẫn đã không kí kết hợp đồng hoặc kí kết hợp đồng vớinội dung khác nội dung đã kí kết. Trước hết, theo quy định tại Điều 4: 103 PECL, sự nhầm lẫn của một bên về cácnội dung của hợp đồng hoặc nhầm lẫn về luật xuất phát từ thông tin do chính đối táccung cấp. Đây là trường hợp một bên bị nhầm lẫn xuất phát từ thông tin do phía bênkia đưa ra. Do đó, trong trường hợp này bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu hủy bỏ hợpđồng do bị vô hiệu. (ii) Bên kia biết hoặc phải biết về sự nhầm lẫn và sẽ trái với nguyên tắc thiện chívà công bằng khi để mặc một bên nhầm lẫn; Khác với trường hợp trên, một bên chủ động đưa ra thông tin và những thông tinmà họ đưa ra là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn của phía đối tác còn lại. Đối vớitrường hợp này, một bên không đưa ra thông tin mà họ biết hoặc phải biết về sự nhầmlẫn của bên kia nhưng để mặc đối tác nhầm lẫn trong quá trình giao kết hợp đồng. Tuynhiên, không phải trường hợp nào mà một bên để mặc bên khác nhầm lẫn cũng đượccoi là căn cứ tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà sự nhầm lẫn này phải dẫn tới hệ quả làhợp đồng được kí kết trái với nguyên tắc thiện chí và công bằng. Điều này cũng đượchiểu, nếu một bên để mặc bên kia nhầm lẫn nhưng sự nhầm lẫn đó không gây ra hệ 245quả trái với nguyên tắc thiện chí và công bằng thì hiệu lực của hợp đồng không bị ảnhhưởng. (iii) Bên kia cũng nhầm lẫn tương tự. Đối với hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn thì có thể xảy ra hai khả năng: một bêntrong hợp đồng nhầm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hợp đồng vô hiệu Giao kết hợp đồng không tự nguyện Tự nguyện giao kết hợp đồng Luật hợp đồng Châu Âu Hệ thống pháp luậtTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1052 4 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 324 0 0 -
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 146 0 0 -
30 trang 135 0 0
-
Bài giảng Luật kinh tế - Bài 13: Hợp đồng vô hiệu – Xử lý hợp đồng vô hiệu
13 trang 132 0 0 -
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương
135 trang 124 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 1 - Nguyễn Hợp Toàn
194 trang 111 0 0 -
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 trang 100 0 0 -
Bài giảng Luật kinh doanh: Chương 2 (phần 2) - Pháp luật về chủ thể kinh doanh
14 trang 78 0 0 -
Bài giảng hay về luật kinh doanh - Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM - Chương 2 Pháp luật về đầu tư
53 trang 73 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - Hệ thống pháp luật (cấu trúc của hệ thống pháp luật)
30 trang 68 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 7 Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự
40 trang 64 0 0 -
Giáo trình Pháp luật hàng hải (Phần 1) - ĐH Hàng hải
73 trang 53 0 0 -
9 trang 48 1 0
-
Báo cáo Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống
5 trang 47 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 1 - ĐH Thủy Lợi
45 trang 45 0 0 -
Nghiên cứu lý luận về nhà nước và pháp luật: Phần 2
250 trang 45 0 0 -
58 trang 45 0 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - Tổng quan về nhà nước và pháp luật
29 trang 44 0 0 -
2 trang 44 0 0