Danh mục tài liệu

Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác - Lênin - ĐH Khoa học Huế

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.00 KB      Lượt xem: 54      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Căn cứ vào thông báo số 7785/CTCT ngày 12.9.1998 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh năm học 1998-1999, căn cứ vào nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên và học viên Cao học, nghiên cứu sinh không chuyên ngành Mác -Lênin, Bộ môn Triết học Trường Đại học Khoa học Huế biên soạn cuốn: “Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác –Lênin”. Đây là tài liệu giúp cho người học nắm được một cách có hệ thống những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác-Lênin và những quan điểm của Đảng ta vận dụng vào cách mạng Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác - Lênin - ĐH Khoa học HuếTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA MÁC-LÊNIN BỘ MÔN TRIẾT HỌC HƯỚNG DẪN ÔN TẬPTRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) HUẾ, 1998 1 Lời nói đầu - Căn cứ vào thông báo số 7785/CTCT ngày 12.9.1998 của Bộ giáo dục vàĐào tạo về việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhnăm học 1998-1999. - Căn cứ vào nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên và học viên Cao học,nghiên cứu sinh không chuyên ngành Mác-Lênin, Bộ môn Triết học Trường Đạihọc Khoa học Huế biên soạn cuốn: “Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác – Lênin”. Đây là tài liệu giúp cho người học nắm được một cách có hệ thống nhữngnguyên lý cơ bản của Triết học Mác-Lênin và những quan điểm của Đảng ta vậndụng vào cách mạng Việt Nam. Tập thể tác giả xin được đón nhận sự hợp tác và những ý kiến trao đổi, xâydựng của bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và đồng nghiệp. Bộ môn Triết học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2 Phần A CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ THẾ GIỚICâu 1: Triết học là gì? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?1. Khái niệm triết học: “Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là trí (bao gồm sự hiểu biết sâu rộngvề vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm“triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm:yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng hệthống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ vàhành động). Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội;là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và củathái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất củatự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc điểm nổi bật của triết học là cách nhìn chung về thế giới, là sự nghiêncứu thế giới xét như một chỉnh thể, cho nên tri thức triết học trước hết là những trithức phổ quát. Từ cách xem xét đó, triết học có vai trò giải thích bản chất, nguyênnhân và những quy luật phát triển của thế giới; vừa có vai trò vạch ra con đường,những phương tiện để nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học chỉ xuất hiện khi có hai điều kiện: Về mặt nhận thức, triết học xuấthiện khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định, chophép họ tổng kết và khái quát những tri thức riêng lẻ thành hệ thống quan niệm,quan điểm chung. Về mặt xã hội, triết học xuất hiện khi sản xuất vật chất của loàingười phát triển đến trình độ làm nảy sinh quá trình phân công lao động trí óc vàlao động chân tay; nhưng quá trình phân công lao động này trong thực tế chỉ diễnra khi lịch sử nhân loại bước vào giai đoạn có phân chia giai cấp. 32. Vấn đề cơ bản của triết học Theo Ăngghen, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữatồn tại và tư duy, hay là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề nàycó hai mặt: - Mặt thứ nhất, đó là vấn đề giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước? cáinào quyết định cái nào? Tùy theo cách giải quyết vấn đề này mà triết học chiathành hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, nên vật chất cótrước, tồn tại độc lập với ý thức và quyết định ý thức; còn ý thức là thuộc tính, làsự phản ánh vật chất. Chủ nghĩa duy vật trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nămhình thức lịch sử cơ bản: duy vật cổ đại (mộc mạc, chất phác), duy vật tầm thườngthế kỷ V-XV, duy vật cơ học máy móc thế kỷ XVII-XVIII, duy vật siêu hình thếkỷ XIX và duy vật mác-xít (biện chứng). Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tinh thần) là bản chất của thế giới, nên ýthức là cái có trước và quyết định vật chất; còn vật chất là cái có sau, là sự “biểuhiện” của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản: duy tâm chủ quan(coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là ý thức của con người nằm trongcon người) và duy tâm khách quan (cũng coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưngđó là một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con người). Nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật: là sự phát triển của tri thức, của khoa học;là lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xã hội tiến bộ, cáchmạng ở mỗi giai đoạn phát triển của lich sử. Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm: làsự tuyệt đối hóa một hình thức hay một giai đoạn của quá trình nhận thức dẫn đếntách nhận thức và ý thức khỏi thế giới hiện thực khách quan; th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: