Danh mục

Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.20 KB      Lượt xem: 119      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lý thuyết về kế toán - kiểm toán trong khoa học kế toán giúp xử lý, cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan, hợp lý, phản ánh đúng các mối quan hệ biện chứng giữa các đối tượng cụ thể của kế toán (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả) trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG MỐN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN CĂN BẢN Nhữ Thanh Nga CQ53/22.05 Triết học Mác – Lê Nin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lê Nin xây dựng thế giới quan và phương pháp luận làm cơ sở khoa học kinh tế - xã hội. Khoa học kế toán (bao gồm lý thuyết về kế toán - kiểm toán) thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế - xã hội, là hệ thống tri thức lý luận hay lý thuyết về kế toán, kiểm toán. Lý thuyết trong khoa học kế toán bắt nguồn từ phép biện chứng duy vật trong triết học, phản ánh một cách khách quan và có hệ thống các quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế thuộc phạm vi cung cấp thông tin kế toán của đơn vị. Lý thuyết về kế toán - kiểm toán trong khoa học kế toán giúp xử lý, cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan, hợp lý, phản ánh đúng các mối quan hệ biện chứng giữa các đối tượng cụ thể của kế toán (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả) trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Triết học tạo cơ sở biện chứng cho Lý thuyết kế toán – kiểm toán dựa trên những phương diện sau: Thứ nhất, Triết học phản ánh sự vận động của hai mặt đối lập và quan hệ biện chứng giữa “chất” và “lượng” trong khoa học kế toán. I. Triết học phản ánh sự vận động của hai mặt đối lập và quan hệ biện chứng giữa “chất” và “lượng” trong nguyên lý kế toán. - Trong nguyên lý kế toán có hai công thức cơ bản: 104 KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN Vốn KD = Nợ phải trả + VCSH (1) Lợi nhuận = Doanh thu và thu nhập khác – Chi phí (2) Đối tượng kế toán là vốn, nguồn vốn và quá trình kinh doanh thì tài khoản (TK) phản ánh tương ứng là TK Vốn, TK Nguồn vốn, TK Qúa trình KD. Có thể khái quát mô tả tài khoản bằng chữ T (trên thực tế chúng là các tờ sổ kế toán): Phần bên trái của TK gọi là bên Nợ (N), phần bên phải gọi là bên có (C) N Tên tài khoản (TK) C Theo triết học, mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, là tiền đề của nhau (I) - Từ công thức (1) và theo (I) cho thấy “Vốn KD” và “Nguồn vốn”(=Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu) là 2 mặt đối lập của cùng một lượng tài sản trong doanh nghiệp, vì vậy, kết cấu tài khoản “vốn KD” và “nguồn vốn” được xây dựng kết cấu ngược nhau. Trong thực tế kinh doanh “nguồn vốn” là đại lượng rất trừu tượng, không thể nhìn bằng mắt thường để nhận biết được nguồn vốn của doanh nghiệp; ngược lại “vốn kinh doanh” được biểu hiện cụ thể thành: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định… Vì vậy, việc thiết kế TK Vốn trước TK nguồn vốn sau phù hợp với quá trình nhận thức “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. - Từ công thức (2) cho thấy: “doanh thu và thu nhập khác”, “chi phí” là 2 mặt đối lập của cùng một đại lượng là “lợi nhuận”, vì vậy khi thiết kế kết cấu tài khoản được xây dựng kết cấu ngược nhau. Theo triết học, quan hệ biện chứng giữa chất và lượng nghĩa là bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó 105 KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Đến một “độ” nhất định, sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng (II). Theo nguyên lý kế toán, “DT và TNK” là một đại lượng có sau, để có một khoản doanh thu thì trước đó đã phải phát sinh một khoản chi phí tương ứng tạo ra doanh thu đó. Như vậy, chi phí bỏ ra trước (tiêu dùng của các yếu tố của quá trình sản xuất) đến một lượng nhất định làm thay đổi về chất là tạo ra sản phẩm để bán, lúc đó mới phát sinh doanh thu. Vì vậy phù hợp với quy luật “lượng đổi dẫn đến chất đổi” đã định nghĩa ở (II) trong triết học. II. Triết học phản ánh sự vận động của hai mặt đối lập và quan hệ biện chứng giữa “chất” và “lượng” trong kiểm toán căn bản. Trong kiểm toán, có các cách phân loại kiểm toán như sau: Phân loại kiểm toán theo mục đích của kiểm toán (hay theo đối tượng trực tiếp của kiểm toán: bao gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán BCTC. Phân loại kiểm toán theo loại hình kiểm toán: theo loại hình tổ chức kiểm toán, kiểm toán được chia làm ba loại là kiểm toán nội bộ được tổ chức bên trong mỗi đơn vị, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp kiểm toán. Phân loại kiểm toán theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: theo hình thức này kiểm toán được chia thành kiểm toán bên trong (nội kiểm) và kiểm toán bên ngoài (ngoại kiểm). Phân loại kiểm toán theo quan hệ pháp lý đối với khách thể kiểm toán: theo quan hệ này, kiểm toán được phân chia thành kiểm toán bắt buộc và kiểm toán tự nguyện. Phân loại kiểm toán theo tính chu kỳ của kiểm toán: Theo cách phân loại này kiểm toán được chia thành kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường. 106 KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN Những cách phân l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: