
Hướng tới các thành phố phát triển carbon thấp, nhìn nhận thế giới và kịch bản cho các thành phố ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng tới các thành phố phát triển carbon thấp, nhìn nhận thế giới và kịch bản cho các thành phố ở Việt Nam 66 HƯỚNG TỚI CÁC THÀNH PHỐ PHÁT TRIỂN CARBON THẤP, NHÌN NHẬN THẾ GIỚI VÀ KỊCH BẢN CHO CÁC THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM Nguyễn Tùng Lâm1 Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt: Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Paris với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Khu vực đô thị có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, và quá trình đô thị hóa được dự báo tiếp tục tăng trong tương lai. Hoạch định phát triển đô thị theo hướng giảm phát thải khí nhà kính vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia. Bài viết giới thiệu về kinh nghiệm một số nước châu Á trong hoạch định chính sách phát triển carbon thấp ở khu vực đô thị và thử nghiệm xây dựng kịch bản phát triển carbon thấp cho một số thành phố lớn của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị ban đầu về lồng ghép các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong chính sách phát triển đô thị với các ưu tiên về thúc đẩy công nghệ biến đổi khí hậu. Từ khóa: Carbon thấp; Giảm phát thải; Biến đổi khí hậu; Đô thị; Công nghệ biến đổi khí hậu. Mã số: 17042102 1. Mở đầu Liên Hợp quốc (LHQ) đã chính thức thông qua các mục tiêu về phát triển bền vững tới năm 2030 với mốc thời gian hết sức cụ thể. Những mục tiêu thiên niên kỷ đã được cụ thể hóa hơn với 17 mục tiêu toàn cầu, hướng tới cách thức giải quyết bền vững những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, như biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái tài nguyên, bảo vệ môi trường, duy trì nguồn nước, bình đẳng... Tiếp cận theo hướng tăng trưởng xanh, với các nội hàm về một nền kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững, ít phụ thuộc vào khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải carbon, đã được khởi xướng và thảo luận trong các chương trình nghị sự quốc tế quan trọng. Thuật ngữ “phát triển carbon thấp” hay “nền kinh tế carbon thấp” được đề cập đến trong gần một thập kỷ trở lại đây. Theo đó, phát triển carbon thấp 1 Liên hệ tác giả: ntlam@isponre.gov.vn. được hiểu như một mô hình phát triển nền kinh tế theo hướng sử dụng/tiêu thụ ít năng lượng, ít thải chất ô nhiễm và khí thải CO2. Trọng tâm của mô hình này là các chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng sạch khác như metan, sinh khối,… thay thế cho nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa thạch truyền thống; sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng; thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn; thúc đẩy các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải,… Nội dung về phát triển carbon thấp của Việt Nam đã được đề cập trong nhiều chính sách, chiến lược và đã được xác định mục tiêu trong dài hạn. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012), xác định các mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8- 10% so với năm 2010 và đến năm 2030 mức phát thải khí nhà kính giảm từ 1,5-2% so với phương án phát triển bình thường. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề xuất những chính sách về carbon thấp cùng những giải pháp và lộ trình cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính như Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu (Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011), Đề án quản lý phát thải khí nhà kính (Quyết định số 1775/QĐ- TTg, ngày 21/11/2012), và mới đây nhất là cam kết mức đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam lên Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về ứng phó biến đổi khí hậu2 với cam kết mức giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 là 8% so với kịch bản phát triển thông thường, và có thể tăng lên đến 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Chiến lược tăng trưởng xanh đã xác định nhiệm vụ quan trọng là xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, với việc chú trọng vào đô thị hóa nhanh, bền vững thông qua việc phát triển hạ tầng và các dịch vụ môi trường đô thị. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ khu vực đô thị, để có cơ sở đề xuất, xây dựng các chính sách phát triển carbon thấp phù hợp cho khu vực này, bao gồm cả các chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ. Chính sách phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, carbon thấp đặt ra các yêu cầu về tìm kiếm các giải pháp công nghệ ít phát thải, các điều kiện hỗ trợ chuyển giao công nghệ và thúc đẩy việc triển khai các công nghệ này ở mọi ngành, lĩnh vực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Trong đó, việc xác định các công nghệ ít phát thải carbon phù hợp và lộ trình đổi mới và triển khai là một trọng tâm trong các kế hoạch hành động của địa phương cần được nghiên cứu, đảm bảo cân bằng giữa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giảm phát thải Biến đổi khí hậu Công nghệ biến đổi khí hậu Chính sách phát triển carbon thấp Kịch bản phát triển carbon thấpTài liệu có liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 294 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
13 trang 217 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 201 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 196 0 0 -
161 trang 185 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 184 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 175 0 0 -
10 trang 149 0 0
-
15 trang 145 0 0
-
Tổng quan về hệ thống mô hình hóa telemac-mascaret và khả năng ứng dụng
5 trang 140 0 0 -
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 140 0 0 -
Phát triển sản xuất lúa gạo ở địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu
4 trang 136 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 3 – ĐH KHTN Hà Nội
22 trang 126 0 0 -
Hệ thống tuần hoàn (RAS) – xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
10 trang 121 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 2
48 trang 115 0 0 -
Nghiên cứu chế độ mưa, nhiệt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu vệ tinh
10 trang 114 0 0 -
41 trang 110 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây chè thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1
56 trang 107 0 0 -
Mô phỏng các nguy cơ ngập lụt bởi nước biển dâng biến đổi khí hậu tại cửa sông Mã, Thanh Hóa
8 trang 106 0 0