
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long Bài báo khoa học Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đặng Ngọc Điệp1*, Nguyễn Văn Thắng2, Lê Ngọc Cầu2, Lê Văn Quy2, Phạm Thị Quỳnh2, Phạm Văn Sỹ2 1 BộTài nguyên và Môi trường; diepvp.ttcp@gmail.com 2 ViệnKhoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nvthang.62@gmail.com; caukttv@gmail.com; vanquymt@gmail.com; quynhpt0310@gmail.com; phamsymt@gmail.com * Tác giả liên hệ: diepvp.ttcp@gmail.com; Tel.: +84–904729009 Ban Biên tập nhận bài: 12/8/2020; Ngày phản biện xong: 08/10/2020; Ngày đăng: 25/10/2020 Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu BĐKH như nước biển dâng, xâm nhập mặn, xói lở và ngập lụt, đe dọa rất lớn tới sự phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực quốc gia và gây ra nhiều thiệt hại tới kinh tế xã hội của vùng. Trong thời gian vừa qua, nhiều mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH đã được hình thành và triển khai tại một số khu vực trong vùng ĐBSCL như mô hình lúa–cá, mô hình trồng cỏ voi nuôi bò và dê, và từng bước mang lại hiệu quả nhất định về mặt kinh tế. Để thực hiện tiến hành triển khai, nhân rộng các mô hình kinh tế ra các vùng khác, cần phải có những đánh giá chuyên sâu về mặt hiệu quả kinh tế cũng như sự thích ứng với biển đổi khí hậu. Hiện nay, đã có các bộ tiêu chí đánh giá riêng lẻ hiệu quả kinh tế, hoặc hiệu quả thích ứng với BĐKH, chứ chưa có bộ tiêu chí đánh giá tổng hợp cùng lúc cả về kinh tế lẫn thích ứng với BĐKH của các mô hình kinh tế ở quy mô cấp huyện và xã. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH dựa trên phương pháp kế thừa, phân tích hệ thống, điều tra khảo sát, thảo luận nhóm tập trung, phương pháp chuyên gia Delphi và phỏng vấn chuyên gia, cán bộ và các hộ dân triển khai mô hình. Bộ tiêu chí được xây dựng với 6 nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng phản ánh các khía cạnh khác nhau của mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH, ví dụ như khả năng thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải nhà kính, và đảm bảo tính hiệu quả và bền vững đối với môi trường, kinh tế và xã hội. Từ khóa: Bộ tiêu chí; Mô hình kinh tế; Thích ứng với biến đổi khí hậu. 1. Mở đầu Vùng ĐBSCL được xem như là một trong những đồng bằng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có địa hình thấp và phẳng–độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0– 1,8 m, diện tích toàn vùng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng ĐBSCL nằm ở vị trí hạ lưu của sông Mekong, với một hệ thống sông rạch và kênh mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km [1]. Về mặt kinh tế và xã hội, vùng ĐBSCL là nơi sinh sống của gần 20 triệu người dân, là khu vực sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, đóng góp một sản lượng lương thực và thực phẩm Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 58 đáng kể cho quốc gia và xuất khẩu một phần cho quốc tế [2]. Vùng ĐBSCL có 3 vùng sinh thái chính bao gồm vùng ngập lũ (ngập sâu và kéo dài từ 2–3 tháng/năm), vùng giữa (vùng phù sa nước ngọt, ngập nông và nhiễm mặn nhẹ), và vùng ven biển (trên 6 tháng bị nhiễm mặn ở các mức độ) [3]. Trong những năm gần đây, trên phạm vi cả nước, các giải pháp, thực hành và mô hình thích ứng với BĐKH đã được triển khai thử nghiệm trên nhiều quy mô và lĩnh vực đa dạng, khác nhau [4–7]. Trong đó, nổi lên một số mô hình kinh tế có tiềm năng mang lại cả về hiệu quả kinh tế lẫn thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và kết hợp nuôi trồng thủy sản như mô hình cánh đồng lớn [8], vườm ươm và mô hình lúa cá [4]. Những mô hình này đang được khuyến khích và nhân rộng. Hiện nay đã có một vài bộ chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như, Bộ tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH của tổ chức CARE quốc tế Việt Nam, xây dựng năm 2015 với 5 tiêu chí tương thích thuộc 2 chỉ tiêu chuẩn. Trong đó, 3 tiêu chí gồm Tương thích về kinh tế; thể chế, và văn hóa xã hội thuộc tiêu chuẩn sinh kế bền vững và 2 tiêu chí gồm Tương thích khí hậu và môi trường thuộc tiêu chuẩn thích ứng với BĐKH. Tuy vậy, bộ tiêu chí này còn tồn tại mặt hạn chế bởi tiêu chuẩn 2 là tiêu chuẩn sinh kế thích ứng với BĐKH, nên chỉ tiêu môi trường nên đặt ở Tiêu chuẩn 1. Ngoài ra, bộ tiêu chí này chưa đánh giá thang điểm cho các chỉ số dựa vào mức độ ưu tiên của địa phương [9]. Bên cạnh đó, Viện KHKTTV & BĐKH cũng xây dựng bộ chỉ số thích ứng với BĐKH với 4 bộ tiêu chí (chỉ số cấp I), bao gồm Khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên; Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH; Giảm nhẹ rủi ro do BĐKH; và Đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH. Trong đó, mỗi bộ chỉ số (cấp I) lại có các chỉ số cấp II và cấp III. Bộ chỉ số này, được xem như là một công vụ có thể dùng để đánh giá hiện trạng cũng như hiệu quả của các hoạt động thích ứng với BĐKH và thiên tai tại các địa phương. Tuy nhiên, bộ chỉ số này chưa đưa ra được điểm số thích hợp bởi chưa xem xét tới độ ưu tiên trong bối cảnh của từng địa phương [10]. Trong khi đó, các mô hình kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL phần lớn ở cấp huyện và xã. Do vậy, nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu tới cấp huyện và xã, nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ chỉ số đánh giá về các phương diện như, đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và bền vững đối với môi trường, khả năng thíc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các mô hình kinh tế cấp huyện Biến đổi khí hậu Bộ tiêu chí đánh giá các mô hình tế Tác động của biến đổi khí hậu Phát triển kinh tế bền vữngTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 294 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
6 trang 225 0 0
-
13 trang 217 0 0
-
6 trang 203 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 201 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 196 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 186 0 0 -
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 185 0 0 -
161 trang 185 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 184 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 178 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 175 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 170 0 0 -
Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc
6 trang 155 0 0 -
10 trang 149 0 0