
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam CẦN ĐÀO TẠO KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ VÙNG TÂY BẮC Nguyễn Đắc Hưng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: ndhungsbv@gmail.com Tóm tắt: Nâng cao thu nhập một cách bền vững cho đồng bào dân tộc tại các vùng khó khăn của Việt Nam nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng đang đặt ra có tính cấp bách, thuộc chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Thực hiện chiến lược này cũng là giải pháp có tính trọng tâm đối với vùng Tây Bắc để quản lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để nâng cao thu nhập bền vững, cần nâng cao hiệu quả giải pháp tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào của nhà nước, cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về phát triển bền vững, về quản lý tài nguyên cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ này ở thôn, bản làng vùng Tây Bắc, là Tổ trưởng các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của 4 Tổ chức hội ở địa phương nhận ủy thác hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đội ngũ cán bộ cơ sở này có trách nhiệm xác nhận danh sách hộ đồng bào là hội viên vay vốn, xác định nhu cầu vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đôn đốc trả nợ vốn vay cho Nhà nước. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng quan và phân tích các tư liệu, số liệu thứ cấp của Ngân hàng Chính sách xã hội, của Ngân hàng Nhà nước, của Cục Thống kê một số tỉnh trong vùng Tây Bắc, đưa ra các nhận xét, đánh giá làm rõ thực trạng, khuyến nghị giải pháp theo chủ đề của bài viết. Từ khóa: Đào tạo cán bộ, cấp cơ sở, kinh tế thị trường, phát triển bền vững, Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Lý thuyết và thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống tại các vùng khó khăn là những người ít có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, hiểu biết về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững còn rất hạn chế. Để cải thiện điều kiện sinh sống, nâng cao thu nhập một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tại các vùng khó khăn, NHCSXH cần nâng cao hiệu quả và mở rộng cho vay vốn tín dụng Nhà nước, trên cơ sở đó, hộ gia đình đồng bào dân tộc nâng cao khả năng tính toán sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao thu nhập một cách bền vững. Các Tổ trưởng Tổ TK&VV của 4 tổ chức hội, nhận ủy thác hoạt động cho vay của NHCSXH, chính là đội ngũ tiểu giáo viên, sẽ tiến hành đào tạo lại thông qua các buổi sinh hoạt hội, các buổi tập huấn cho vay vốn và sử dụng vốn vay, thông qua hoạt động hàng ngày tại địa phương, đào tạo lại cho người dân, cho hộ đồng bào, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trang bị kiến thức về phát triển bền vững. Do đó, NHCSXH, các cơ quan và tổ chức có liên quan ở các huyện, thị xã trong vùng, trước tiên cần đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng và nâng cao nhận thức các vấn đề nói trên cho cán bộ 4 tổ chức hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên ở các xã, thôn, bản làng. Đội ngũ cán bộ này là Tổ trưởng Tổ TK&VV. Từ đó họ chuyển tải kiến thức và nhận thức đến hội viên, sử dụng an toàn, có hiệu quả vốn vay, có ý thức bảo vệ môi trường, tạo nền tảng góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội các vùng này nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, trong khuôn khổ giới hạn của một tham luận hội thảo khoa học, không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng giả thiết nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ, xây dựng hàm và các biến, xác định mức độ tác động của các nhân tố, không xây dựng cơ sở lý thuyết. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, phương pháp tổng quan tài liệu; Sử dụng tư liệu, số liệu thứ cấp; Tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích, luận giải, đánh giá, làm rõ chủ đề nghiên cứu, đưa ra khuyến nghị. Cho đến nay có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tài chính toàn diện, vai trò của tài chính toàn diện đối với vùng Tây Bắc, vai trò hoạt động tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc, về công tác khuyến nông và khuyến lâm đối với đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc. Tuy nhiên chưa có bài viết nào nghiên cứu về đào tạo kiến 374 Nguyễn Đắc Hưng thức thị trường, phát triển bền vững, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ 4 tổ chức hội cấp xã, thôn, bản, làng, là Tổ trưởng Tổ TK&VV, nhận ủy thác hoạt động cho vay của NHCSXH. Chưa có công trình nào nghiên cứu về nội dung và sự cần thiết đào tạo cho đội ngũ tiểu giáo viên này để họ trở thành những người sẽ đào tạo lại cho các hộ đồng bào là hội viên vay vốn NHCSXH. Đây là kênh tín dụng chính thức lớn nhất của Nhà nước cung cấp vốn cho đồng bào Tây Bắc. Bài viết tập trung vào khoảng trống này. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Một số quan điểm Để đạt được mục tiêu nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ gia đình, trên cơ sở đó, ngăn chặn và hạn chế tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy, hủy hoại nguồn nước, khai thác rừng và khai thác quặng trái phép,… cần có vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tại vùng Tây Bắc, thông qua kênh dịch vụ tài chính chính thức. Các gia đình đồng bào dân tộc làm quen với việc gửi tiền và vay vốn ngân hàng, tính toán sử dụng đồng vốn có hiệu quả, áp dụng tiến bộ khoa học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Đào tạo cán bộ cấp cơ sở Kinh tế thị trường Phát triển kinh tế bền vững Ngân hàng Chính sách xã hộiTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 306 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
7 trang 248 3 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 235 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 233 1 0 -
6 trang 225 0 0
-
8 trang 225 0 0
-
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 216 0 0 -
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
14 trang 214 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
43 trang 196 0 0
-
229 trang 195 0 0
-
3 trang 188 0 0
-
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0 -
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 187 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Tiểu luận: 'Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội'
69 trang 183 0 0