
Hương Vị Rượu Sakê
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hương Vị Rượu Sakê Thưởng Thức Hương Vị Rượu SakêVăn hóa Nhật BảnRượu sa-kê trong đời sống ẩm thực của người Nhật 1Những nét đặc sắc của rượu sa-kê so với nhiều loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắtnguồn từ vị trí địa lý cách biệt của Nhật Bản. Qua nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn giữ vữngphương pháp làm rượu sa-kê độc đáo của mình như một nét văn hóa riêng không hề bị phatrộn.Rượu sa-kê được làm từ loại gạo, nấm koji và trải qua một thời gian ủ rượu lâu dài. Gạo sẽđược xay thật trắng và đem hấp. Nấm koji đóng vai trò rất quan trọng để có một mẻ rượu sa- kê ngon. Người ta chuyển hóa cơm thành đường nhờ vào nấm koji. Tiếp theo đó là cả một quá trình công phu với các bước thực hiện tỉ mỉ dựa trên kinh nghiệm truyền thống cùng phương pháp khoa học hiện đại. Làm rượu sa-kê đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sự khéo léo và lòng kiên nhẫn. Để đánh giá từng loại rượu sa-kê, người Nhật thường dùng các tiêu chuẩn về độ ngọt, độ nguyên chất của chúng. Người ta chia hương vị rượu sa-kê thành các mức chính như: Tanrei là vị thơm ngon, Nojun uma-kuchi là vị đậm đà và mạnh… Rượu sa-kê có nhiều mùi vị khác nhau phù hợp với khẩu vị riêng của từng người và thích hợp với mọi loại bữa ăn. Ở mỗi vùng của Nhật Bản lại tùy vào khí hậu, đặc điểm tự nhiên cũng như phongcách ẩm thực của địa phương mình mà phát triển nên những loại rượu sa-kê riêng.Nếu Hiroshima nổi tiếng về loại rượu sa-kê ngọt có tính rất dịu thì Kochi lại lừng danh với loạirượu sa-kê nguyên chất và rất mạnh. Nếu người dân Shizuoka ưa chuộng và tự hào về loạirượu sa-kê có hương vị trái cây thì người dân Niigata lại yêu thích và kiêu hãnh về loại rượusa-kê nguyên chất mang mùi thơm đặc biệt…Rượu sa-kê để uống nóng, uống lạnh hay uống ở nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng đều cóvị ngon riêng. Ở Nhật Bản có rất nhiều Izakaya (quán rượu Nhật) là nơi bán rượu sa-kê và cácđồ ăn bình dân đi kèm. Các món ăn khác nhau theo từng mùa bằng các nguyên liệu thích hợpđể hương vị rượu sa-kê uống cùng trở nên ngon nhất. Có lẽ không có gì thú bằng mùa hèthưởng thức rượu sa-kê lạnh kèm món sashimi hay mùa đông được nhâm nhi chén rượu sa-kê nóng cùng món cá nấu.Uống rượu sa-kê để tìm hiểu văn hóa Nhật BảnĐối với người dân Nhật Bản, rượu sa-kê không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữaăn! Ý nghĩa văn hóa - tôn giáo đặc biệt của rượu sa-kê là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữacon người với con người mà còn là cầu nối giữa con người vớithần linh.Gạo là loại lương thực chủ yếu của người Nhật, đồng thời gạocũng là nguyên liệu chính để tạo nên rượu sa-kê. Trong quanniệm của họ, thần của rượu sa-kê chính là thần mùa màng. Chínhvì thế, rượu sa-kê giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều lễ hội tôngiáo cũng như trong nhiều sự kiện long trọng.Người Nhật thường rót rượu sa-kê vào Tsunodaru (thùng cósừng) - thùng màu đỏ có hai quai xách mỗi dịp vui như lễ hội haylễ Thành niên, lễ đính hôn, lễ khánh thành... Cũng giống với Việt Nam, ở Nhật Bản có phong tục dâng cúng rượu sa-kê lên các vị thần linh rồi sau đó mới dùng để thưởng thức trong bữa ăn. Uống rượu sa-kê được coi như là sự đánh dấu của một cam kết, đánh dấu sự thực hiện một lời hứa nào đó. Ở lễ cưới truyền thống của người Nhật, cô dâu và chú rể sẽ được mời uống “3 hớp, 3 chén” rượu sa-kê trong cùng một chén biểu tượng cho lời hứa sẻ chia ngọt bùi cũng như đắng cay trong cuộc sống từ nay về sau của họ. Khi tham dự một lễ hội nào đó tại Nhật Bản, bạn có thể thấy 2người ta khiêng những thùng rượu sa-kê trên các bàn thờ di động đi qua nhiều con đường.Hoặc có lẽ, bạn cũng sẽ ấn tượng với hình ảnh những người tham gia lễ hội vui đùa tạt rượusa-kê vào nhau.Từ trung tuần tháng ba hàng năm, khi hoa anh đào nở rộ cũng là lúc người dân xứ sở mặt trờimọc cùng bạn bè, người thân tổ chức các bữa tiệc Hanami (tiệc ngắm hoa) dưới tán anh đào.Tất nhiên, trong các bữa tiệc này không thể thiếu hương vị của rượu sa-kê!Vì vị trí quan trọng của rượu sa-kê trong đời sống ẩm thực cũng như đời sống văn hóa - tínngưỡng nên người Nhật cũng đặc biệt chú trọng tới bình đựng và chén uống rượu. Nhật Bảnvốn nổi tiếng là một dân tộc có mỹ cảm rất cao.Người Nhật sử dụng từng loại bình, từng loại chén đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội lịch sử văn hóa văn hóa Nhật Bản Hương Vị Rượu SakêTài liệu có liên quan:
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 277 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 277 0 0 -
Biểu tượng hoa trong thơ haiku của Matsuo Basho và Yosa Buson
10 trang 268 0 0 -
4 trang 254 0 0
-
Sự khác nhau của mỗi vùng miền chứa đựng trong món Ozoni truyền thống ngày tết Nhật Bản
6 trang 233 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 215 0 0 -
Biểu hiện văn hóa Nhật Bản qua tiếng Nhật thư tín
4 trang 155 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 136 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 136 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
1 trang 108 0 0
-
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 108 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
120 trang 105 0 0 -
138 trang 99 0 0
-
4 trang 93 0 0
-
Sổ tay cư trú người nước ngoài
28 trang 86 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 1
180 trang 76 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 71 0 0 -
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 68 0 0