
HÚT ĐÀM HẦU HỌNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HÚT ĐÀM HẦU HỌNG HÚT ĐÀM HẦU HỌNGI. MỤC ĐÍCH: Lấy các chất bài tiết, đàm dãi ra khỏi đường hô hấp trên của trẻ.II. MỤC TIÊU: • Làm sạch đường thở trẻ. • Phòng ngừa sang chấn niêm mạc.III. DỤNG CỤ: • Nguồn oxy với bóng, mask thích hợp. • Máy hút đàm. Áp lực hút tùy thuộc tuổi bệnh nhân: Tuổi Áp lực âm (mmHg) < 1 tu ổ i 45 – 65 1-6 tuổi 65 – 80 >6 tuổi 80 – 100 • Ống hút đàm kích thước thích hợp: Tuổi Kích thước ống hút đàm (F) < 6 tháng 5 – 6,5 6 th-1 tuổi 8 1-2 tuổi 8 – 10 2-5 tuổi 10 5-10 tuổi 12 Từ 10 tuổi trở lên 12 – 14 • Găng sạch. • Nước làm sạch ống hút đàm: Natri Clorua 0,9%, chén chun hấp. • Khẩu trang.IV. NGUYÊN TẮC AN TOÀN: • Cung cấp oxy 100 % trước khi hút đàm và sau mỗi lần hút trừ khi có chống chỉ định như trường hợp loạn sản phổi. • Trẻ cao áp phổi, tăng áp lực nội sọ nên được cung cấp oxy 100% tròn 1 phút trước mỗi lần hút đàm. • Nếu trẻ tím hoặc chậm nhịp tim trong hay sau khi hút đàm thì phải tăng thông khí và tăng cung cấp oxy cho đến khi tình trạng bệnh trở về bình thường. • Hút đàm là một thủ thuật vô trùng, sử dụng ống hút, chén chun một lần. • Tránh sang chấn niêm mạc.V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Kiểm tra những dụng cụ sau đây trước mỗi lần hút đàm: Bóng, mask giúp thở, dây oxy, hệ thống hút đàm. Ống hút đàm kích thước thích hợp. Dung dịch Natri Clorua 0,9% vô trùng ở những trẻ có đàm quánh đặc. 2. Những đánh giá cần cho hút đàm: Nếu trẻ cho ăn qua ống thông, hút đàm trước khi cho ăn hoặc 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn. Nếu trẻ cần hút đàm trong vòng 1 giờ sau khi cho ăn hoặc trong lúc đang cho ăn qua ống thông thì có thể đặt ống thông nông để làm sạch tạm thời đường hô hấp. Trường hợp cần thiết phải hút sâu thì cần hút sạch thức ăn trong dạ dày trước. 3. Chuẩn bị bệnh nhân và gia đình. 4. Mang khẩu trang, rửa tay. 5. Chuẩn bị dụng cụ. 6. Nghe phổi trẻ hai bên, quan sát hiện tượng ứ đọng đàm và tăng công hô hấp. 7. Tăng lưu lượng oxy lên 7-10 lít /phút. 8. Mở máy hút đàm và kiểm tra áp lực bằng bịt ngón tay vào đầu ống hút đàm. 9. Đặt trẻ nằm ngữa, đầu cao. 10. Mở chén chun vô trùng, đổ dung dịch Natri clorua 0,9% vô trùng vào. 11. Mở 1 đầu bao ống hút đàm. 12. Mang găng. 13. Lấy ống hút đàm bằng tay mang găng. 14. Tay không mang găng nối 1 đầu ống hút đàm vào hệ thống hút. 15. Tăng oxy trước hút đàm, nếu không có chống chỉ định. 16. Hút đàm: • Giữ ống hút đàm bằng tay mang găng vô trùng, bảo đảm nguyên tắc vô trùng. • Giữ đầu trẻ ở tư thế đường giữa. • Đưa nhẹ nhàng ống hút đàm vào vùng hầu họng. Không hút khi đưa ống vào. • Rút và xoay nhẹ ống trong lúc hút đàm. Thời gian mỗi lần hút đàm từ 5 - 10 giây hoặc bằng 1 nhịp thở Điều dưỡng. • Sau mỗi lần hút đàm xem tình trạng bệnh nhân có tím tái không. • Cho trẻ nghỉ giữa những lần hút. Tráng ống với dung dịch Natri Clorua 0,9% vô trùng, làm sạch dây hút. • Hút mũi trước, miệng sau.17. Ngâm ống hút đàm vào dung dịch sát trùng và bỏ găng vào thùng rác.18. Nghe phổi và đánh giá tình trạng hô hấp sau hút đàm.19. Báo Bác sĩ biết nếu trong quá trình hút đàm bệnh nhân tím tái, chậm nhịp tim, ngưng thở, bất thường về số lượng và tính chất đàm. 20. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. 21. Ghi chú điều dưỡng: • Nồng độ oxy sử dụng trong suốt quá trình hút đàm. • Tính chất và số lượng đàm. • Những biến chứng, nếu có. BẢNG KIỂM:Chuẩn bị bệnh nhân và gia đình.Chuẩn bị dụng cụ.Mang khẩu trang, rửa tay.Nghe phổi.Kiểm tra dụng cụ.Tư thế trẻ.Mở dụng cụ.Mang găng vô trùng.Nối ống hút đàm vào hệ thống hút đàm.Làm trơn ống hút đàm.Tăng oxy trước và sau khi hút đàm.Hút khi rút ống hút đàm ra. Đánh giá hô hấp sau hút đàm.Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.Ghi chú đi?u du?ng
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nhi khoa tài liệu nhi khoa bài giảng nhi khoa chuyên khoa nhi lý thuyết khoa nhiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Nhi khoa - ĐH Y Dược
139 trang 121 0 0 -
TÀI LIỆU THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI
0 trang 76 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1): Phần 1 (Chương trình đại học)
256 trang 57 0 0 -
5 trang 53 0 0
-
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
105 trang 40 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 1): Phần 1
269 trang 38 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 2): Phần 2
211 trang 36 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1): Phần 2 (Chương trình đại học)
272 trang 35 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 2): Phần 2 (Chương trình đại học)
268 trang 34 0 0 -
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 2) - nxb y học
133 trang 33 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
145 trang 33 0 0 -
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 1) - nxb y học
187 trang 32 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 1): Phần 2
158 trang 32 0 0 -
bài giảng nhi khoa: phần 2 (tập 2) - nxb y học
163 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
102 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
130 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1) - ĐH Y Hà Nội
436 trang 28 0 0 -
0 trang 28 0 0
-
bài giảng nhi khoa: phần 2 (tập 1) - nxb y học
149 trang 28 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 2): Phần 1
128 trang 28 0 0