Danh mục tài liệu

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y NỘI QUAN

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 811.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục).Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).Đặc Tính: + Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào. + Huyệt Lạc.+ Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch. + Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực.Vị Trí: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ gan tay bé, gân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HUYỆT VỊ ĐÔNG Y NỘI QUAN HUYỆT VỊ ĐÔNG Y NỘI QUAN Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay,vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào. + Huyệt Lạc. + Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch. + Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực. Vị Trí: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan taylớn và bé. Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ gan tay bé, gân cơ gấpdài ngón tay cái, gân cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ sấp vuông, màng gian cốtquay và trụ. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa, các nhánhcủa dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6. Tác Dụng: Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào. Chủ Trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dàyđau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria. Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút. + Trị bệnh đau ở phần trên, mũi kim hướng lên. + Trị các ngón tay tê dại, mũi kim hơi hướng xuống 1 bên tay quay. + Trị thần kinh suy nhược + mất ngủ, có thể châm xiên qua Ngoại Quan. Tham Khảo: (Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “ Biệt của thủ Tâm chủ gọi là Nội Quan... Bệnhthực sẽ làm cho Tâm thống, bệnh hư sẽ làm cho đầu, gáy bị cứng, nên thủ huyệtở giữa 2 đường gân” (LKhu 10, 39, 40).