Danh mục tài liệu

Ích kỉ'Bản tính con người có phải ích kỉ hay không?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.08 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Bản tính con người có phải ích kỉ hay không?” chính là câu hỏi mà một học sinh đã đưa ra trong buổi tư vấn về tâm lý. Khi đó tôi không trực tiếp giải đáp mà hỏi lại một câu như thế này: “Vậy bản tính của em có phải ích kỉ hay không?”, cậu học sinh này suy nghĩ rất kỹ và nói “Có đôi khi em có biểu hiện ích kỉ nhưng có lúc lại không hề có biểu hiện đó. Vậy rốt cục em có phải là người ích kỉ hay không?”....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ích kỉ“Bản tính con người có phải ích kỉ hay không? Ích kỉ“Bản tính con người có phải ích kỉ hay không?” chính là câu hỏi mà một họcsinh đã đưa ra trong buổi tư vấn về tâm lý. Khi đó tôi không trực tiếp giải đápmà hỏi lại một câu như thế này: “Vậy bản tính của em có phải ích kỉ haykhông?”, cậu học sinh này suy nghĩ rất kỹ và nói “Có đôi khi em có biểu hiệních kỉ nhưng có lúc lại không hề có biểu hiện đó. Vậy rốt cục em có phải làngười ích kỉ hay không?”.Ích kỉ1. Ích kỉ có phải là bản tính của con người hay không?Cậu ta không nghĩ ra còn các bạn khác bắt đầu thảo luận. Trong quá trình thảoluận ai cũng nhận ra mình đã từng có lúc vô tư giúp đỡ mọi người, cuối cùngtất cả đều đi đến một kết luận “Ích kỉ là một biểu hiện thông thường của nhânloại , người nào cũng có lúc ích kỉ, bên cạnh đó việc vô tư giúp đỡ người kháccũng là một hoạt động tâm lý bình thường, thậm chí tất cả mọi người đều đãcó lúc giúp đỡ nhau một cách vô tư. Bởi thế không thể nói rằng “ích kỉ là bảntính của con người”.“Con người từng có lúc ích kỉ” và “ích kỉ là bản tính của con người” là haikhái niệm hoàn toàn khác nhau. Một người từng ích kỉ không nghĩa là bảntính của anh ta là ích kỉ.Sự ích kỉ là đặc tính chung của tất cả mọi sinh vật, điểm khác nhau là sự íchkỉ của những sinh vật khác thì có hạn còn của con người thì vô hạn. Chính bởiđiều này sự ích kỉ đến vô lý của con người cần phải chịu sự khống chế củacông bằng xã hội, đạo lý và pháp luật nếu không xã hội này không còn là mộtxã hội bình thường nữa. Bản thân tôi thì nghĩ rằng, cho dù là con người nhưthế nào thì nội tâm của anh ta cũng chứa đựng những đạo đức thông thường,pháp luật và duy trì sự ích kỉ của bản thân mà không hè mâu thuẫn. Nếu nhưbản tính của con người đều là những ý niệm đạo đức cao quý thì con ngườikhông phải là con người nữa mà trở thành thần tiên còn nếu như trong lòngđều là những ý nghĩ ích kỉ, không có một chút ý niệm đạo đức cao quý thì khiđó con người và động vật không còn chút phân biệt nào nữa.Ích kỉ là một hiện tượng tâm lý tuơng đối phổ biến, là một kiểu gần như dụcvọng của bản năng, nó nằm ở một nơi sau thẳm trong tâm linh con người.Chính bởi vì tâm lý ích kỉ đó được ẩn giấu sâu xa thế nên sự tồn tại cũng nhưnhững biểu hiện của nó thông thường không được mọi người ý thức đến. Cónhững người bất chấp cả những yêu cầu về những điều kiện xã hội lịch sửmột mực muốn thoả mãn những ham muốn cá nhân của bản thân mình nhưngbản thân họ không ý thức được rằng các hành vi của họ đã vượt quá mức íchkỉ, ngược lại khi họ xâm phạm đến lợi ích của người khác, họ lại cảm thấy anbình. Cũng chính vì vậy chúng ta mới gọi ích kỉ là loại tâm lý dị thường.Tâm lý ích kỉ thực ra cũng không phải là “Hồng thuỷ mãnh thú”, chỉ cần mỗikhi chúng ta ý thức được những hành vi ích kỉ của mình thì kịp thời điềuchỉnh ngay. Một người muốn thay đổi sự ích kỉ của mình sẽ không ngại làmnhiều điều có lợi cho người khác ví như quan tâm giúp mọi người, quyên tiềncho những chương trình hy vọng, giúp đỡ mọi người giải quyết khó khăn, loạibỏ ưu phiền. Đối với những người quá ích kỉ thì có thể bắt đầu từ những việcnhỏ như nhường chỗ ngồi hay cho người khác mượn đồ của mình. Làm nhiềuviệc tốt thì trong các hành vi của mình cũng sẽ thay đổi đi những suy nghĩkhông bình thường trước đây, từ sự ủng hộ của mọi người mà có được niềmvui giúp đỡ người khác, khiến cho tâm hồn mình cũng trở nên trong sáng hơn.Thực ra khoảng cách giữa ích kỉ và không ích kỉ chỉ mong manh như sợi dây.Vượt qua nó bạn sẽ cảm nhận được niềm vui khi quên mình vì người khác màkhông cần bất cứ sự báo đáp nào. Đó chính là niềm hạnh phúc lớn nhất vàcũng là một bước đi không thể thiếu trong suốt chặng đường đời của conngười. Người ích kỉ khi ở trong sự trói buộc hẹp hòi của chính mình thì sẽkhông có cách nào tưởng tượng và hiểu được niềm vui khi giúp đỡ ngườikhác. Vô tư là một trong những đặc điểm chung của tất cả các vĩ nhân. Nếunhư không có sự trợ giúp của lòng vô tư thì cho dù chúng ta có đọc nát cảhàng vạn cuốn kinh thư thì cũng chỉ là uổng phí mà thôi.2. Cái giá của sự ích kỉĐây là câu chuyện mà tôi được nghe kể lại. Trong cuộc chiến tranh ViệtNam, một người Mỹ sau khi đánh trận trở về nước tại một khách sạn ởChicagô anh ta trằn trọc mãi mà không tài nào ngủ được. Nửa đêm, anh ta gọiđiện về nhà:-“Bố mẹ, con sắp về nhà rồi nhưng có một việc con mong bố mẹ giúp. Con sẽcùng về với một người bạn”.-“Đương nhiên là được! Chúng ta sẽ rất vui nếu được gặp cậu ấy”- bố mẹ anhta trả lời.-“Nhưng có một việc con phải nói với bố mẹ, trong cuộc chiến tranh ác liệtấy, anh ta vấp pahỉ mìn và bị thương rất nặng, bây giờ anh ta trở thành mộtngười tàn tật, bị cụt mất một cánh tay và một cái chân. Anh ấy không còn chỗnào để đi nữa, con mong rằng bố mẹ sẽ đồng ý để anh ấy đến ở với gia đìnhta”.- “Quả thật bố mẹ rất tiếc khi phải nghe điều này: Con trai, chúng ta có thểgiúp cậu ấy tìm một nơi ở khác mà?”.-“ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: