
ICSI - Công nghệ Hỗ trợ sinh sản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ICSI - Công nghệ Hỗ trợ sinh sản ICSI - Công nghệ Hỗ trợ sinh sản Lần đầu tiên vào năm 1959, Chang thành công khi thực hiện tụ tinh nhântạo giữa trứng và tinh trùng thỏ trong môi trường ống nghiệm; từ đó tới nay, cácnhà khoa học không ngừng nghiên cứu tìm kiếm những phương pháp mới cho việcđiều trị vô sinh ở người. IVF và ICSI là những kỹ thuật nhằm làm tăng tỷ lệ thụ tinhtrong điều trị hiếm muộn đã được báo cáo thành công trên thế giới từ những năm1978 và 1992, cho tới nay đã có hơn một triệu em bé ra đời từ những kỹ thuật trên. ICSI (Intra-Cytoplasmic Sperm Injection) - tiêm tinh trùng vào bào tương trứng- là phương pháp mang lại hiệu quả thụ tinh cao với tỷ lệ 60 – 85%. Khác với IVF(In Vitro Fertilization) nghĩa là thụ tinh trong ống nghiệm, thay vì cấy trứng vớihàng trăm tinh trùng tinh trùng, thì ICSI chỉ với một tinh trùng duy nhất được tiêmtrực tiếp vào trứng, và tinh trùng được chọn lựa là tinh trùng tốt nhất về mặt hìnhthái cũng như khả năng di động. Từ khi ra đời, ICSI đã mang lại niềm hy vọng và cơ hội lớn lao cho các cặp vợchồng hiếm muộn mà nguyên nhân vô sinh như không xuất tinh được, thiểu năngtinh trùng, kháng thể kháng tinh trùng, hoặc trường hợp trứng ít, chất lượng kém,hay do trứng và tinh trùng không kết hợp được với nhau dù cho người chồng cótinh dịch đồ bình thường mà kỹ thuật IVF không mang lại kết quả. Nhiều nghiêncứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt nào về chất lượng phôi cũng như tỷ lệcó thai sau chuyển phôi giữa những chu kỳ hỗ trợ sinh sản thực hiện ICSI và khôngICSI. Ngày nay, ICSI chiếm tỷ lệ cao trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản ở các trungtâm trên thế giới, và đang thay thế dần kỹ thuật IVF. Một nghiên cứu thực hiện ở 5 nước châu Âu ở những trẻ 5 tuổi, cho thấy các trẻsinh ra từ kỹ thuật IVF/ICSI có những chỉ số cân nặng, chiều cao giống như nhữngtrẻ bình thường, không có sự khác biệt về các bệnh lý y khoa cũng như các biểuhiện về mặt ngôn ngữ, và chỉ số thông minh (IQ) được báo cáo tại hội nghị thườngniên của Hội nội tiết và sinh sản châu Âu (ESHRE) tháng 7/2003. Bắt đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) từ năm 1997, đến năm1998 có 3 em bé TTTON đầu tiên tại Việt Nam ra đời và năm 1999 em bé đầu tiênra đời từ kỹ thuật ICSI, và cho tới nay đã có 3438 em bé chào đời từ các kỹ thuật tạibệnh viện Từ Dũ, trong đó hầu hết cá chu kỳ thực hiện đều có hỗ trợ cuả ICSI. KhoaHiếm muộn bệnh viện Từ Dũ luôn nỗ lực, cố gắng tìm kiếm, ứng dụng những kỹthuật mới, an toàn và hiệu quả trong lãnh vực điều trị hiếm muộn cũng như sẵnsàng cung cấp thông tin có thể giúp cho việc phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Cho nhận tinh trùng nhân đạo CHO - NHẬN TINH TRÙNG NHÂN ĐẠO, VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI CỦA RIÊNG AI 1. Đặt vấn đề: Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh đang cókhuynh hướng tăng dần lên. Tỷ lệ vô sinh ở những cặp vợ chồng trong tuổi sinhsản trên thế giới dao động từ 14% đến 20%.Năm 1991,một nghiên cứu củaWosher W.D cho thấy tỷ lệ vô sinh ở Mỹ vào khoảng 10%-15%. Tại Việt Nam,thống kê dân số trong những năm 80 cho thấy tỷ lệ vô sinh ở những cặp vợ chồngtrong tuổi sinh sản là 7% - 10% và đến nay tỷ lệ này đã cao hơn rất nhiều. Có nhiềunguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh, tuy nhiên tỷ lệ vô sinh do những nguyênnhân từ phía người chồng hay người vợ lại gần như ngang nhau, chiếm khoảng40%, có10% do cả hai vợ chồng và 10% còn lại không tìm được nguyên nhân.Trong các nguyên nhân vô sinh do người chồng thì có đến 90% là do bất thườngtinh trùng (theo Keye, Chang, Rebar, Soules) . Theo một nghiên cứu mới nhất của chúng tôi khảo sát tinh dịch đồ các cặpvợ chồng đến khám và điều trị hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 1 đếntháng 6/2001 thì có tới 24,5% trường hợp bệnh nhân có tinh trùng ít, yếu, di dạng(oligo-astheno-teratozoospermia, viết tắt là OAT); và 10,1% trường hợp không cótinh trùng. Ngày nay, khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã có những bước phát triểnnhảy vọt, nhất là từ khi kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng ra đời(Intra Cytoplasmic Sperm Injection – ICSI) thì những trường hợp bệnh nhân bịOAT nặng hoặc không có tinh trùng (không tinh trùng do nguyên nhân tắc nghẽn-lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc từ tinh hoàn) có thể điều trị thành công, tạo rađược những đứa con của chính họ. Còn những trường hợp bệnh nhân không tinhtrùng do tinh hoàn không sinh tinh, hoặc những trường hợp bệnh nhân không đủkhả năng kinh tế để làm kỹ thuật ICSI thì sao đây? Chẳng lẽ họ vĩnh viễn không cóđược niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ? Từ đó vấn đề cho-nhận tinh trùngđược đặt ra. Sau đây, chúng tôi xin kể lại hai câu chuyện có thật về trường hợp cho-nhận tinh trùng: Từ chuyện của bác sĩ Addison Hard: chuyện xảy ra vào năm 1884 tại trườngY khoa Jefferson ở Anh. Vợ chồng một thương gia bị vô sinh do chồng không cótinh trùng. Tập thể giáo sư và sinh viên sau bàn bạc đã quyết định lấy mẫu tinhtrùng của một chàng sinh viên “đẹp trai nhất lớp” để bơm cho người vợ và bà ta đãcó thai, sinh ra một bé trai. Đây là trường hợp cho nhận tinh trùng thành công đầutiên đươc ghi nhận trong sách vở. Đến câu chuyện của chúng tôi: có rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười ởphòng khám Nam khoa, bệnh viện Từ Dũ của chúng tôi trong quá trình tư vấn,khám và điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên, có một câu chuyện rất thương tâm, rấtấn tượng cho chúng tôi cũng như cho bạn đọc: vào một buổi chiều tại phòng khám,có một bệnh nhân đưa kết quả tinh dịch đồ của ông ta: cả hai lần thử, kết quả đềulà “không có tinh trùng”, tiến hành khám: cả hai tinh hoàn đều teo nhỏ, kết quả xétnghiệm nội tiết: FSH rất cao, khai thác bệnh sử thì người đàn ông này bị quai bị,viêm tinh hoàn hồi lúc 20 tuổi. Bệnh nhân hết sức ngạc nhiên vì ông ta đã có mộtđứa con 3 tuổi. Trao đổi riêng với người vợ, chị thú nhận là chị đã biết chồng mìnhkhông có tinh trùng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh thường gặp kiến thức y học chuyên ngành y học mẹo vặt chữa bệnh bệnh loãng xươngTài liệu có liên quan:
-
107 trang 188 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 trang 99 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất năm 2012‐2013
7 trang 80 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0