Danh mục tài liệu

Karlsruhe - Thành phố hình cây quạt

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 768.95 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Karlsruhe, nằm ở Tây Nam của nước Đức, là một thành phố còn tương đối mới. Thành phố được bá tước Karl Wilhelm của Baden-Durlach thành lập năm 1715, ngay giữa vùng đất săn bắn được bá tước ưa chuộng, sau khi nơi ngự trị của ông bị tàn phá năm 1689.Bá tước ra lệnh cho xây tất cả các con đường đều phải quy về lâu đài của ông, như những nan quạt xòe ra. Vì thế mà Karlsruhe tự xưng là "thành phố hình cây quạt"....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Karlsruhe - Thành phố hình cây quạtKarlsruhe - Thành phố hình cây quạtKarlsruhe, nằm ở Tây Nam của nước Đức, là một thành phốcòn tương đối mới. Thành phố được bá tước Karl Wilhelmcủa Baden-Durlach thành lập năm 1715, ngay giữa vùng đấtsăn bắn được bá tước ưa chuộng, sau khi nơi ngự trị của ôngbị tàn phá năm 1689.Bá tước ra lệnh cho xây tất cả các con đường đều phải quy vềlâu đài của ông, như những nan quạt xòe ra. Vì thế màKarlsruhe tự xưng là thành phố hình cây quạt.Các con đường đều phải quy về lâu đài Karsruhe, như nhữngnan quạt xòe raLâu đài KarsruheCho đến ngày nay, quảng trường rộng lớn trước lâu đài vẫn làtrung tâm của thành phố. Lâu đài gồm 3 dãy nhà, do bá tướcKarl Friedrich – cháu của người thành lập thành phố – choxây trong thời gian 1752 – 1775. Chỉ còn chiếc tháp cao ởgiữa là thuộc về lâu đài trước đó. Ngày nay, lâu đài này làViện bảo tàng tiểu bang Baden.Vườn rộng lớn ở phía sau lâu đài được kiến tạo theo lối vườnAnh, có một hồ lớn và nhiều bãi cỏ. Cạnh bên là vườn báchthảo, vườn cam và về phía Nam của vườn bách thảo là Nhànghệ thuật Quốc gia.Ở phía Nam của lâu đài, sau quảng trường là nơi họp chợ,trái tim của thành phố, các công trình kiến trúc bao quanhđều là tác phẩm của kiến trúc sư Friedrich Weinbrenner.Tòa đô chínhNổi bật nhất là kim tự tháp được xây bằng sa thạch đỏ, biểutượng của Karlsruhe. Bên trong là hầm mộ của người đãthành lập thành phố. Năm 1807, khi ngôi nhà thờ ở nơi họpchợ, nơi an nghỉ cuối cùng của người thành lập thành phố, bịgiật sập, hầm mộ cần phải được che chắn. Kiến trúc sưWeinbrenner nghĩ ra một giải pháp đơn giản: dựng một vàithanh, đóng vài mảnh gỗ vào, sơn phết, thế là xong.Khi cái giải pháp tạm thời bắt đầu xuống cấp 11 năm sau đó,Đại công tước Ludwig cho phá bỏ kim tự tháp bằng gỗ vàxây một cái mới. Mãi 7 năm sau đó, kim tự tháp bằng đá mớihoàn thành.Kim tự tháp – biểu tượng của thành phốPhía Tây của nơi họp chợ là tòa đô chính, đối diện là nhà thờTin Lành của thành phố, được ông Weinbrenner kiến tạogiống như một đền thờ Hy Lạp thời Cổ đại.Con đường mua sắm chính của Karlsruhe, phần lớn chỉ dànhriêng cho người đi bộ, chính là trục Đông – Tây của thànhphố hình quạt đi ngang qua nơi họp chợ. Và nếu như thời tiếtkhông cho phép dạo phố thì một nửa thích đi tiêu tiền của thếgiới có thể vào trung tâm mua sắm Ettlinger Tor ở gần đó, cókhoảng 130 cửa hàng.Thành phố Karlsruhe không phải là một thành phố du lịch nổitiếng. Bàn về Karlsruhe, nhà thơ Harald Hurst đã từng nóirằng: Có ít công trình xây dựng ngoạn mục, Karlsruhe vớichưa đến 300 năm tuổi có quá ít lịch sử cho việc này. Cáccông trình xây dựng của kiến trúc sư Weinbrenner khôngphải là không đẹp, nhưng cũng không đến mức du khách yêuthích chúng. Có quá ít Baroque xa hoa, không có Gothic caoquý, không có nhà khung gỗ lãng mạn.Người dân ở đây dường như hài lòng với cuộc sống tỉnh lẻ.Nhưng tuy vậy, với khoảng gần 300.000 dân, Karlsruhe cũngkhông phải là thành phố nhỏ. Ở đây có trường Đại học Kỹthuật được thành lập năm 1825 và là trường Đại học Kỹ thuậtlâu đời nhất ở Đức, nơi Heinrich Herzt đã nghiên cứu vềsóng, tần sóng trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1889.Karsruhe cũng là nơi đặt trụ sở của Tòa án Liên bang Đức vàTòa án Hiến pháp Đức.