Tập 4 của bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam mang tên Danh nhân quân sự Việt Nam. Trong phần 2 của ebook này, chúng ta sẽ được biết về Hoàng Hoa Thám: Ba mươi năm bền gan kháng Pháp; Tôn Thất Thuyết: Xướng nghĩa Cần Vương, dựng cờ cứu nước; Phan Đình Phùng: Tinh thần một thác rạng trăng sao; Nguyễn Duy Hiệu: Chớ đem thành bại luận anh hùng; Đinh Công Tráng: Dựng lũy Ba Đình bền gan chống Pháp; Nguyễn Thiện Thuật: Linh hồn khởi nghĩa Bãi Sậy; Võ Nguyên Giáp: Danh tướng “từ nhân dân mà ra”. Mời các bạn cùng đón đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 5): Phần 2 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Hoàng Hoa Thám Ba mươi năm bền gan kháng Pháp Năm giờ sáng ngày 1/9/1858 thực dân Pháp ngang ngược nổ súng tấn công thành phố Đà Nẵng - mở đầu cho công cuộc xâm lược Việt Nam. Để từ đó, trong lịch sử nước Pháp tồn tại một vết ô nhục không thể nào tẩy xóa được. Như một ngẫu nhiên của lịch sử, lúc đó, tại làng Dị Chế, xã Minh Khai, huyện Chân dung Hoàng Hoa Thám (1858-1913) Tiên Lữ (Hưng Yên) có một đứa trẻ mới chàođời. Tiếng khóc oa oa lên như cọp rống. Cậu bé có tên là Hoàng HoaThám. Lớn lên Thám gia nhập đội nghĩa quân của Trần Xuân Soạn.Nhờ có sức khỏe và tài trí mưu lược nên thời gian sau, Thám được giaochỉ huy một toán quân vài chục người. Nhưng gươm cùn, mắc ngắnkhông thể chống chọi lại với tàu chiến, đạn đồng của giặc Pháp, độiquân Trần Xuân Soạn bị dìm trong máu. Thám bơ vơ đi tìm minh chủmới. Nghe đồn ở Yên Thế có một hào phú, Thám liền phóng ngựa đi 156 TẬP 5: DANH NHÂN QUÂN SỰ VIỆT NAMtìm. Tay hào phú đứng đầu hàng ước ở đó là Ba Phức. Sau khi đượcyết kiến, Thám cùng Ba Phức bàn bạc việc quân thì lấy làm tâm đắclắm. Thám nhận Ba Phức làm cha nuôi và trở thành cánh tay phải củaông, bất cứ việc lớn nhỏ nào Ba Phức cũng đều hỏi qua ý kiến củaThám. Ngày 12/3/1884 nghe tin Pháp sẽ đánh lấy Bắc Ninh, Ba Phứchạ lệnh tế cờ khao quân rồi đem quân xuống đó tung hoành một phen.Đánh được vài trận, nhưng trứng làm sao chọi được với đá? Quân củaBa Phức tan vỡ. Ba Phức và Thám kéo tàn quân đi tìm Hoàng ĐìnhKinh - tục gọi Cai Kinh - một lãnh tụ của phong trào Cần Vương đangdấy binh ở núi Đồng Nãi. Sau khi Ba Phức và Thám tìm đến nơi, thamgia vài trận đánh lớn, Cai Kinh nhận thấy Thám là người tâm phúcvà mưu trí hơn người nên cử ông làm Đề Đốc, từ đó, mọi người quengọi là Đề Thám. Chiến đấu dưới ngọn cờ của Cai Kinh không lâu, thìCai Kinh bị giặc Pháp bắt và chém đầu vào ngày 6/7/1888. Nhân dânthương tiếc ông nên đã lấy tên ông đặt cho dãy núi Đồng Nãi mà ôngtừng đóng quân là núi Cai Kinh. Lúc bấy giờ, ở Yên Thế đang vangdội tên tuổi của Đề Nắm, tức Lương Văn Nắm, gây cho giặc nhữngtrận thất điên bát đảo. Thám tìm đường lên Yên Thế (1) Sự có mặt của Đề Thám tại Yên Thế sẽ làm mục tiêu tấn công liêntục của giặc Pháp. Những trận đánh kéo dài trên 20 năm đã lưu lạivết son rực rỡ trong lịch sử cận đại Việt Nam: Đất này là đất cụ Đề, Tây lên thì có, Tây về thì không Và muôn đời sau khi nói đến Yên Thế buộc chúng ta phải nhớ đếnmột thời oanh liệt của một con người được mệnh danh là Hùm ThiêngYên Thế: Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám. (1) Yên Thế: Yên Thế là tên huyện. Thời Lý nằm trong đất Lạng Châu. Thời Trần mang tên làYên Viễn thuộc lộ Như Nguyệt Giang. Khi nhà Minh đô hộ, huyện mang tên Thanh Viễn. Đếnthời Lê đổi là Yên Thế. Thời Nguyễn gọi là đạo Yên Thế, ly sở đóng ở thành Tỉnh Đại (1874).Ngày 24/12/1895 thực dân Pháp lập đạo quan binh Yên Thế, giải tán tổng Yên Thế, nhập haitổng Hương Vĩ, Hữu Thượng của Hữu Lũng và Ngọc Cục của Yên Dũng sang. Năm 1899 thaythế đạo quan binh là đại lý Nhã Nam. Đầu thế kỷ đổi là phủ Yên Thế. Ngày 6/9/1957 Thủ tướngChính phủ ra Nghị định số 532 TTg chia huyện thành Yên Thế và Tân Yên. (Phương ngôn xứBắc - Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Đình Bưu - Sở VHTT và TT Hà Bắc XB 1994). 157 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Năm 1890 Toàn quyền Đông Dương là Lanessan và Thống tướngDouchemin, tổng chỉ huy quân đội viễn xâm đã cử tướng Godil và đạitá Godard đem quân lên Yên Thế. Những trận đánh quyết liệt đã xảyra. Không cầm cự nổi, Đề Thám cho quân rút sâu vào rừng Yên Thế.Tại Hố Chuối, nghĩa quân đã xây dựng những đồn kiên cố. Đánh hơiđược, giặc Pháp liền kéo quân lên nghênh chiến. Chúng tung hỏa lựcsuốt mấy tiếng đồng hồ để dọn đường cho những đợt xung phonglên. Lúc này, nghĩa quân lại rút lui. Họ đã tiên đoán đúng con đườngmà giặc sẽ quay lui khi chiếm được Hố Chuối. Quả đúng như vậy.Khi chiếm được mục tiêu, giặc chỉ thấy đồn trống và hạ lệnh quay lui.Trên đường về, bất ngờ chúng đã bị nghĩa quân phục kích ...
Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 5): Phần 2
Số trang: 122
Loại file: pdf
Dung lượng: 6.26 MB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kể chuyện danh nhân Việt Nam Danh nhân Việt Nam Danh nhân đất Việt Lịch sử danh nhân Việt Nam Danh nhân quân sự Việt Nam Kể chuyện danh nhân Việt Nam Tập 5Tài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu danh nhân đất Việt (Tập I): Phần 1
198 trang 44 0 0 -
Tìm hiểu danh nhân đất Việt (Tập III): Phần 2
180 trang 39 0 0 -
Tìm hiểu danh nhân đất Việt (Tập I): Phần 2
243 trang 35 0 0 -
Tìm hiểu danh nhân đất Việt (Tập III): Phần 1
173 trang 35 0 0 -
danh nhân đất việt: phần 1 - nxb văn học
100 trang 33 0 0 -
Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2
99 trang 33 0 0 -
Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 1
69 trang 32 0 0 -
Tìm tòi và suy ngẫm Văn hóa Việt Nam: Phần 2
565 trang 31 0 0 -
Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 9): Phần 1
134 trang 29 0 0 -
8 trang 29 0 0