Danh mục tài liệu

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.46 KB      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết "Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp", tác giả làm rõ hơn sự hình thành kế toán trách nhiệm, các quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm, phân loại kế toán trách nhiệm, đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm, nội dung, vai trò, các yếu tố và tác động của kế toán trách nhiệm đến thành quả của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ngô Thế Chi* 1 TÓM TẮT: Nền kinh Việt Nam đang có sự phát triển khá nhanh và ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Song, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới những năm qua. Vì thế, để có sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng thì ngoài việc nhà nước điều chỉnh chính sách vĩ mô phù hợp, các doanh nghiệp phải có được hệ thống công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc ra các quyết định kịp thời, linh hoạt trong quá trình SXKD.Một trong những công cụ quản lý có thể coi là hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp, đó là kế toán quản trị (KTQT), trong đó, kế toán trách nhiệm (KTTN) là một bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, KTTN là một nội dung còn mới đối với các doanh nghiệp nước ta, vì thế cần được nghiên cứu về lý luận để có thể áp dụng vào thực tiễn tốt nhất. Trong phạm vi bài viết này, tác giả làm rõ hơn sự hình thành KTTN, các quan điểm khác nhau về KTTN, phân loại KTTN, đối tượng sử dụng thông tin KTTN, nội dung, vai trò, các yếu tố và tác động của kế toán trách nhiệm đến thành quả của doanh nghiệp. Từ khóa: Kế toán trách nhiệm; doanh nghiệp Việt Nam; quan điểm; Abstract: Economic responsibility audit (ERA) by The State Audit of China (CNAO) is a special stype of the history of international audit. It is a great dedication of The State Audit of China. ERA is the work based on legal provisions conducted surveillance, assessment and appraisal of the implementation of economic responsibility of the leader of state enterprises and the leader of government departments and other agencies. Thus, the object of ERA is mainly “human”. With the experience of CNAO and the real situation in Vietnam, ERA is the major tasks of the SAV in the fight against corruption and wastefulness in the near future. Keywords: economic responsibility audit 1. SỰ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP Bất kể quốc gia nào trong quá trình phát triển nền kinh tế, con người luôn luôn tìm mọi cách để quản lý tốt, nâng cao hiệu quả SXKD. Các doanh nghiệp, trong quá trình phát triển của mình luôn tìm những công cụ quản trị hợp lý và có hiệu lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, lần lượt các công cụ quản trị được hình thành và phát triển, hoàn thiện dần để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Hạch toán kế toán ra đời và trở thành một trong những công cụ quản trị đắc lực cho nhà quản trị doanh nghiệp. Sự phát triển của hạch toán kế toán ngày càng cao, dẫn đến việc ứng dụng vào thực tế quản trị doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và phù hợp. Ngược lại, chính sự phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi kéo theo sự phát triển của các công cụ quản trị, trong đó có kế toán. Để phát triển doanh nghiệp, tất yếu các nhà quản trị cần thiết phải có sự phân cấp và phân quyền quản lý theo các cấp độ khác nhau. Xuất phát từ đó, một loại kế toán mới được hình thành, đó là kế toán được sử dụng * Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán. 794 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cho nhà quản trị nhằm kiểm soát mọi hoạt động của quá trình SXKD. Loại kế toán này gọi là kế toán quản trị. Song, loại kế toán này gắn với trách nhiệm của nhà quản trị các cấp nên được gọi là kế toán trách nhiệm. Như vậy, cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm cũng như điều kiện để áp dụng KTTN là sự phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp. Có thể nói rằng, nếu doanh nghiệp không có sự phân cấp, phân quyền thì khó có thể áp dụng KTTN. Vì thế, cấp, phân quyền quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành và áp dụng kế toán trách nhiệm. Khi một doanh nghiệp phát triển về quy mô, đòi hỏi sự phân cấp, phân quyền ngày càng trở nên cần thiết nhằm đảm bảo cho công tác quản trị của nhà quản lý càng được sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Sự phân cấp, phân quyền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo năng lực chuyên môn nhất định và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cấp quản trị cũng như của từng người quản trị riêng biệt và thậm trí của từng người lao động trong doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động quản trị doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp quản lý để đưa ra quyết định kinh doanh tối ưu, đó là ra quyết định tập trung và ra quyết định phân quyền. Các nhà quản trị cấp cao nhất được quyền ra các quyết định tập trung, là những quyết định liên quan đến công việc quản lý toàn doanh nghiệp, các nhà quản trị cấp thấp hơn có nhiệm vụ thực hiện các quyết định đó trên tinh thần chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định thực thi nhiệm vụ của mình. Nói cách khác, trong doanh nghiệp phân cấp, phân quyền gồm nhiều đơn vị/bộ phận được giao những nhiệm vụ khác nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp. Các đơn vị/bộ phận này có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo doanh nghiệp về những hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với những doanh nghiệp có quy mô không lớn, nhà quản trị cấp cao có thể vừa lập kế hoạch vừa điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Song, khi quy mô của doanh nghiệp phát triển mở rộng hơn thì khối lượng công việc quản lý cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn, khi đó cần phải có sự phân cấp, phân quyền nhằm giao bớt công việc quản lý cụ thể cho từng cấp quản trị để công tác quản trị doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất. Như vậy, phân cấp, phân quyền trong quản lý là xu thế tất yếu trong quá t ...