
Kết hợp phương pháp CVaR và mô hình Merton/KMV để đo lường rủi ro vỡ nợ: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.08 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này kết hợp cách tiếp cận CVaR thị trường với mô hình tín dụng Merton/KMV để tạo ra một mô hình đo lường rủi ro tín dụng dưới các điều kiện thị trường cực biên (thị trường tiềm ẩn những cú sốc khó lường trước).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hợp phương pháp CVaR và mô hình Merton/KMV để đo lường rủi ro vỡ nợ: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam Thị Trường Tài Chính TS. Lê Đạt Chí & THS. Lê Tuấn Anh B ài nghiên cứu này kết hợp cách tiếp cận CVaR thị trường với mô hình tín dụng Merton/KMV để tạo ra một mô hình đo lường rủi ro tín dụng dưới các điều kiện thị trường cực biên (thị trường tiềm ẩn những cú sốc khó lường trước). Việc vận dụng nghiên cứu thực nghiệm ở VN đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả của phương pháp kết hợp này trong việc đo lường rủi ro vỡ nợ. Bên cạnh đó, phương pháp CVaR thị trường đã góp phần nhận diện và xếp hạng rủi ro cũng như phân tích sự chuyển dịch rủi ro giữa các ngành trên thị trường tài chính VN trước và sau khủng hoảng 2008. Kết quả cho thấy trước và sau khủng hoảng, sự chuyển dịch thứ hạng rủi ro chỉ diễn ra đối với các ngành có mức rủi ro thuộc nhóm trung bình. Tuy vậy, xu hướng rủi ro qua các năm phản ánh xu hướng của chung cả thị trường cũng như những đặc thù ngành. Hầu hết các ngành đều gia tăng rủi ro trong năm 2008 rồi sau đó giảm dần. Tác giả cũng tìm thấy mối tương quan giữa rủi ro và tỷ lệ vốn cổ phần, trong nhiều trường hợp, công ty sử dụng càng nhiều vốn cổ phần thì rủi ro càng thấp. Từ khoá: CVaR, Merton/KMV, rủi ro tín dụng, thị trường tài chính VN, vốn cổ phần 1. Giới thiệu Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường tài chính VN cũng đang đối diện với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc quản trị rủi ro tài chính vì vậy đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ nhà quản trị doanh nghiệp cũng như từ góc độ của Chính phủ. Để công việc quản trị rủi ro đạt kết quả tốt, việc đánh giá và ước lượng được các loại rủi ro là rất quan trọng. Trong đó, rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro vỡ nợ là một vấn đề nghiên cứu cần được quan tâm đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính 2008. Những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này vẫn còn dai dẳng, số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ và phá sản đang gia tăng một cách nhanh chóng trong 10 thời gian gần đây. Vì vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng là một phương pháp cần thiết trong việc nhận diện, đánh giá và dự báo tình trạng “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp; đồng thời thông qua việc lượng hóa rủi ro vỡ nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ rủi ro và có những giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh rủi ro về mức mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Việc đo lường rủi ro tín dụng không phải là một vấn đề xa lạ gì trong các doanh nghiệp ở VN, đặc biệt là trong các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả hay mức độ tin cậy của các phương pháp đo lường rủi ro trong điều kiện thị trường ở VN. Trên cơ sở tiếp cận về mặt lý thuyết và thực nghiệm, tác giả mạnh dạn xây dựng PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012 một mô hình kết hợp giữa phương pháp CVaR thị trường và mô hình dự báo rủi ro vỡ nợ Merton/KMV của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s (dựa trên nền tảng của mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes) để đo lường xác suất vỡ nợ của các công ty trên thị trường chứng khoán VN. Cách tiếp cận này từng được Powell & Allen (2009) nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Australia và mang lại kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy những nghiên cứu tương tự nào ở VN. Chính vì vậy, mô hình tín dụng kết hợp này được tác giả ứng dụng để so sánh rủi ro vỡ nợ của các công ty giữa các ngành trong bối cảnh thị trường tài chính VN. Bài nghiên cứu này giải thích làm thế nào phương pháp CVaR có thể áp dụng đối với rủi ro tín dụng trong những hoàn cảnh Thị Trường Tài Chính kinh tế khác nhau, đồng thời cung cấp cho người đọc một cái nhìn thấu đáo hơn về sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng cực biên trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1. Những nghiên cứu về VaR và CVaR đối với rủi ro tín dụng 2.1.1. VaR và những hạn chế của VaR. VaR là một khái niệm được biết đến và sử dụng rộng rãi trong ngân hàng và bảo hiểm. VaR đo lường mức tổn thất tiềm tàng qua một khoảng thời gian nhất định ứng với độ tin cậy cho trước. Hiệp ước Basel (thỏa ước về quản lý ngân hàng do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BCBS ban hành) quy định VaR là thước đo yêu cầu để xác định mức an toàn vốn cho rủi ro thị trường. Không chỉ đo lường rủi ro thị trường, VaR cũng được ứng dụng để đo lường rủi ro tín dụng. Một số mô hình ứng dụng VaR đối với rủi ro tín dụng có thể kể đến như mô hình CreditMetrics (Gupton, Finger & Bhatia, 1997), mô hình CreditPortfolioView (Wilson, 1998) và mô hình iTransition (Allen & Powell, 2008). Ngược lại với tính phổ biến của nó, VaR có khá nhiều nhược điểm. VaR chứa đựng những thuộc tính toán học hơi phiền phức, như thiếu đi cộng tính phụ và tính lồi mà Arztner và cộng sự (1999; 1997) đã thảo luận. VaR dựa trên giả định đồ thị phân phối dạng chuẩn, cân xứng với độ lệch chuẩn. Nó sẽ chặt chẽ khi dựa trên dạng phân phối này nhưng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hợp phương pháp CVaR và mô hình Merton/KMV để đo lường rủi ro vỡ nợ: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam Thị Trường Tài Chính TS. Lê Đạt Chí & THS. Lê Tuấn Anh B ài nghiên cứu này kết hợp cách tiếp cận CVaR thị trường với mô hình tín dụng Merton/KMV để tạo ra một mô hình đo lường rủi ro tín dụng dưới các điều kiện thị trường cực biên (thị trường tiềm ẩn những cú sốc khó lường trước). Việc vận dụng nghiên cứu thực nghiệm ở VN đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả của phương pháp kết hợp này trong việc đo lường rủi ro vỡ nợ. Bên cạnh đó, phương pháp CVaR thị trường đã góp phần nhận diện và xếp hạng rủi ro cũng như phân tích sự chuyển dịch rủi ro giữa các ngành trên thị trường tài chính VN trước và sau khủng hoảng 2008. Kết quả cho thấy trước và sau khủng hoảng, sự chuyển dịch thứ hạng rủi ro chỉ diễn ra đối với các ngành có mức rủi ro thuộc nhóm trung bình. Tuy vậy, xu hướng rủi ro qua các năm phản ánh xu hướng của chung cả thị trường cũng như những đặc thù ngành. Hầu hết các ngành đều gia tăng rủi ro trong năm 2008 rồi sau đó giảm dần. Tác giả cũng tìm thấy mối tương quan giữa rủi ro và tỷ lệ vốn cổ phần, trong nhiều trường hợp, công ty sử dụng càng nhiều vốn cổ phần thì rủi ro càng thấp. Từ khoá: CVaR, Merton/KMV, rủi ro tín dụng, thị trường tài chính VN, vốn cổ phần 1. Giới thiệu Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường tài chính VN cũng đang đối diện với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc quản trị rủi ro tài chính vì vậy đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ nhà quản trị doanh nghiệp cũng như từ góc độ của Chính phủ. Để công việc quản trị rủi ro đạt kết quả tốt, việc đánh giá và ước lượng được các loại rủi ro là rất quan trọng. Trong đó, rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro vỡ nợ là một vấn đề nghiên cứu cần được quan tâm đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính 2008. Những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này vẫn còn dai dẳng, số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ và phá sản đang gia tăng một cách nhanh chóng trong 10 thời gian gần đây. Vì vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng là một phương pháp cần thiết trong việc nhận diện, đánh giá và dự báo tình trạng “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp; đồng thời thông qua việc lượng hóa rủi ro vỡ nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ rủi ro và có những giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh rủi ro về mức mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Việc đo lường rủi ro tín dụng không phải là một vấn đề xa lạ gì trong các doanh nghiệp ở VN, đặc biệt là trong các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả hay mức độ tin cậy của các phương pháp đo lường rủi ro trong điều kiện thị trường ở VN. Trên cơ sở tiếp cận về mặt lý thuyết và thực nghiệm, tác giả mạnh dạn xây dựng PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012 một mô hình kết hợp giữa phương pháp CVaR thị trường và mô hình dự báo rủi ro vỡ nợ Merton/KMV của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s (dựa trên nền tảng của mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes) để đo lường xác suất vỡ nợ của các công ty trên thị trường chứng khoán VN. Cách tiếp cận này từng được Powell & Allen (2009) nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Australia và mang lại kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy những nghiên cứu tương tự nào ở VN. Chính vì vậy, mô hình tín dụng kết hợp này được tác giả ứng dụng để so sánh rủi ro vỡ nợ của các công ty giữa các ngành trong bối cảnh thị trường tài chính VN. Bài nghiên cứu này giải thích làm thế nào phương pháp CVaR có thể áp dụng đối với rủi ro tín dụng trong những hoàn cảnh Thị Trường Tài Chính kinh tế khác nhau, đồng thời cung cấp cho người đọc một cái nhìn thấu đáo hơn về sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng cực biên trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1. Những nghiên cứu về VaR và CVaR đối với rủi ro tín dụng 2.1.1. VaR và những hạn chế của VaR. VaR là một khái niệm được biết đến và sử dụng rộng rãi trong ngân hàng và bảo hiểm. VaR đo lường mức tổn thất tiềm tàng qua một khoảng thời gian nhất định ứng với độ tin cậy cho trước. Hiệp ước Basel (thỏa ước về quản lý ngân hàng do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BCBS ban hành) quy định VaR là thước đo yêu cầu để xác định mức an toàn vốn cho rủi ro thị trường. Không chỉ đo lường rủi ro thị trường, VaR cũng được ứng dụng để đo lường rủi ro tín dụng. Một số mô hình ứng dụng VaR đối với rủi ro tín dụng có thể kể đến như mô hình CreditMetrics (Gupton, Finger & Bhatia, 1997), mô hình CreditPortfolioView (Wilson, 1998) và mô hình iTransition (Allen & Powell, 2008). Ngược lại với tính phổ biến của nó, VaR có khá nhiều nhược điểm. VaR chứa đựng những thuộc tính toán học hơi phiền phức, như thiếu đi cộng tính phụ và tính lồi mà Arztner và cộng sự (1999; 1997) đã thảo luận. VaR dựa trên giả định đồ thị phân phối dạng chuẩn, cân xứng với độ lệch chuẩn. Nó sẽ chặt chẽ khi dựa trên dạng phân phối này nhưng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Pương pháp CVaR và mô hình Merton Pương pháp CVaR Mô hình Merton Rủi ro tín dụng Thị trường tài chính Việt Nam Vốncổ phầnTài liệu có liên quan:
-
102 trang 334 0 0
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 261 1 0 -
78 trang 157 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA
21 trang 134 0 0 -
84 trang 123 0 0
-
Lợi thế thị trường bán lẻ Việt Nam – thị trường mới nổi: Thu hút nhà đầu tư nước ngoài
6 trang 102 0 0 -
96 trang 97 0 0
-
73 trang 90 0 0
-
77 trang 86 0 0
-
80 trang 70 0 0
-
66 trang 67 0 0
-
100 trang 58 0 0
-
68 trang 55 0 0
-
112 trang 51 0 0
-
Thảo luận - Vai trò của các công cụ phái sinh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
22 trang 47 0 0 -
8 trang 46 0 0
-
66 trang 45 0 0
-
Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở Việt Nam
13 trang 41 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
8 trang 39 0 0 -
67 trang 39 0 0