Danh mục

Lợi thế thị trường bán lẻ Việt Nam – thị trường mới nổi: Thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.15 KB      Lượt xem: 103      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết này nêu lên các yếu tố dân số, mức độ đô thị hóa, du lịch, thu nhập và sức mua, chính sách pháp luật đã phần nào cho thấy Việt Nam đang là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào Việt Nam nhằm khai thác tối đa những lợi thế mà thị trường hiện có. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi thế thị trường bán lẻ Việt Nam – thị trường mới nổi: Thu hút nhà đầu tư nước ngoài LỢI THẾ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM – THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI: THU HÚT NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ThS. Tiêu Vân Trang Đặt vấn đề Với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với sự gia tăng mức sống, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế mới nổi sôi động nhất ở Đông Nam Á. Cùng với lợi thế người tiêu dùng tương đối trẻ, trong đó 70% dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi, đây được xem là sức hút của thị trường bán lẻ ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những tiềm năng đó, thị trường bán lẻ ở Việt Nam còn được chú trọng bởi khả năng phục hồi của nó mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế trong thời gian qua cũng như những ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công. Cụ thể năm 2014, thị trường bán lẻ ở Việt Nam tăng ở mức 10%, đánh bại các nền kinh tế khu vực như Malaysia (7%), Phiippines (7%), Singapore (3%) hay Thái Lan (1%). Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào ngày 26/11/2006 và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức này vào ngày 11/1/2007. Như vậy, theo lộ trình thì một khoảng thời gian nhất định được hưởng ân hạn và tối huệ quốc thì Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn hay tháo bỏ những hạn chế nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này càng giúp Việt Nam nổi lên như là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong khu vực và thế giới. Nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đã gia nhập thị trường, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng trong nước. 1. Dân số Với dân số khoảng 90 triệu dân được xem là động lực chính của thị trường bán lẻ ở Việt Nam, 70% dân số hiện đang trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi, và điều này được dự báo sẽ tiếp tục tăng 2017 (xem hình 1,2). Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với sự lựa chọn hơn trong các sản phẩm, nhãn hiệu, và các loại sản phẩm. 31 Hình 1. Dân số và tốc độ tăng dân số của Việt Nam Hình 2. Dân số theo độ tuổi của Việt Nam từ năm 2008 – 2017F từ năm 2008-2014 và dự đoán đến năm 2017F Nguồn: Economist Intelligence Unit 2. Đô thị hóa Trong năm 2013, 32% dân số Việt Nam đã tập trung tại các thành phố. Trong điều kiện tuyệt đối, điều này đại diện cho một mức tăng khoảng 5 triệu hay 21% kể từ năm 2008 (xem hình 3). Theo dự thảo chương trình phát triển đô thị quốc gia do Bộ Xây dựng đề xuất, Việt Nam dự kiến sẽ đạt được một tỷ lệ đô thị hóa 38% với 870 đô thị vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 45% với gần 940 khu vực đô thị vào năm 2020. Đây được xem là động lực với các nhà kinh doanh thương mại hiện đại vì họ muốn tập trung vào các đô thị, thành phố lớn như các khu vực thuộc trung tâm và xung quanh thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, điều này giúp họ triển khai các mô hình bán lẻ hiện đại cho người dân thành thị dễ dàng hơn cho nông thôn. Đây được xem là cơ hội giúp họ khai thác thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Hình 3. Dân cư đô thị và nông thôn của Việt Nam từ năm 2008-2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê 32 3. Du lịch Hội nhập toàn cầu và khu vực đã không chỉ cho phép Việt Nam đạt được thành công kinh tế, mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến Việt Nam đã tăng gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2013, đạt hơn 7,5 triệu khách du lịch trong 2013 (xem hình 4). Là một phần trong kế hoạch của mình để thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ cũng đưa ngành du lịch là một trong những ngành cần quan tâm đặc biệt nhằm giúp tăng trưởng cho thị trường bán lẻ, như sự gia tăng về số lượng khách du lịch sẽ cung cấp một tăng cho ngành bán lẻ địa phương và điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ quốc tế, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 4. Số lượng khách du lịch quốc tế từ năm 2005 đến 2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê 4. Thu nhập và sức mua Thu nhập ở Việt Nam đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Số liệu cụ thể cho thấy, Việt Nam đã phát triển thành một quốc gia thu nhập trung bình với tổng thu nhập cá nhân là 127 tỷ USD và tổng chi tiêu tiêu dùng 111 tỷ USD vào năm 2013 (xem hình 5). Tăng thu nhập này có thể sẽ dẫn đến một sự gia tăng tiếp theo sức mua và tăng trưởng trong chi tiêu bán lẻ người tiêu dùng. 33 Hình 5. Tổng thu nhập cá nhân và tổng chi tiêu hộ gia đình ở Việt Nam từ năm 2008 – 2017F Nguồn: Economist Intelligence Unit 5. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: