Danh mục tài liệu

Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng nợ công

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 47      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng nợ công trình bày về khái quát chung về nợ công, thực trạng khủng hoảng nợ công, tác động, thực trạng nợ công ở Việt Nam, nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án để tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay từ nợ công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng nợ công TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI 5 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG GVHD : TS. DIỆP GIA LUẬT Lớp : ĐÊM 3 Khóa : 22 Nhóm : 4 TP.HCM, tháng 01/2013 Đề tài: Khủng hoảng nợ công Nhóm 4 – Đêm 3 – K22 I. KHÁT QUÁT CHUNG 1.1 Nợ công a. Nợ công: Theo Luật Quản lý nợ công ngày 17/6/2009 của Quốc hội khóa 12: Nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương - được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công. Và nợ công bao gồm:  Phân loại theo chủ thể vay: gồm Nợ chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh, Nợ chính quyền địa phương.  Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước (phát hành trái phiếu, vay của Ngân hàng), nước ngoài (các thể chế siêu quốc gia (Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF), được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ Chính phủ thường được vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ Chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công của một Quốc gia.  Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.  Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Nợ của chính quyền địa phương thường không chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công, vì ngân sách địa phương chủ yếu từ trung ương hỗ trợ, chi trả; và pháp luật luôn quy định chặt chẽ tỷ lệ nợ chính quyền địa phương được vay so với ngân sách được cấp, hay chỉ Trang 2 Đề tài: Khủng hoảng nợ công Nhóm 4 – Đêm 3 – K22 được vay từ nguồn nào và để dùng vào khoản gì (VD: ở VN chính quyền địa phương chỉ được vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương; nguồn vay: thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, không được trực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương).  Phân loại theo nguồn vay: gồm vay trong nước và vay nước ngoài.  Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.  Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.  Phân loại theo thời gian vay: gồm vay ngắn hạn, vay trung – dài hạn.  Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm  Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên Và các hình thức phân loại nợ công khác theo các tiêu chỉ khác nhau. Về mặt cơ bản, tỷ lệ nợ của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công nói chung, và gây ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế b. Tiêu chí đo lường nợ công Việc xác định nợ công ở mức an toàn hay không an toàn sẽ được xác định dựa trên:  Tỷ lệ của nợ công/GDP (tổng thu nhập quốc dân).  Thực chất nợ công/cơ cấu nợ công nước ngoài so với nợ công trong nước  Tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.  Các tiêu chí có mức chi phối không nhỏ: khoản nợ ngầm (các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh. Trang 3 Đề tài: Khủng hoảng nợ công Nhóm 4 – Đêm 3 – K22 Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế (VD: Một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao)); và tiêu chí độ nhạy với các cú sốc (mức nợ cho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được. Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo. Một điều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường); … Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: