Danh mục tài liệu

Triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.89 KB      Lượt xem: 46      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nêu lên thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá là giàu tiềm năng, thuộc nhóm năm thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam đến cuối năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam – một thị trường đang phát triển với hơn 90 triệu dân – được coi là có mức tăng trưởng rất hấp dẫn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM ThS. Trương Thị Thuý Vân Tóm tắt: Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá là giàu tiềm năng, thuộc nhóm năm thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam đến cuối năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam – một thị trường đang phát triển với hơn 90 triệu dân – được coi là có mức tăng trưởng rất hấp dẫn. Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh khá sôi động về thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa năm 2014, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90.5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%. Kết quả được Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày 17/12/2014 tại Hà Nội. Trong đó lực lượng dân số trẻ chiếm hơn một nửa. Mức GDP trung bình của nước ta đang xấp xỉ gần 2.000 USD/người. Trong tương lai giá trị này sẽ ngày càng tăng lên và trở thành tiền đề cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 01/01/2009 và suốt những năm qua vẫn luôn được đánh giá là giàu tiềm năng, thuộc nhóm năm thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Việc này đồng nghĩa là sự cạnh tranh sẽ tăng lên rất nhiều và thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có sự thay đổi cả về lượng và chất.Thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) mới chỉ dừng lại ở con số hàng trăm. Trong đó có 22 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. Các kênh bán lẻ hiện đại đã chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ và dự kiến năm nay sẽ tăng lên 40%. Tuy nhiên, phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại này lại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Khu vực nông thôn, ngoại thành hầu như vắng bóng các hệ thống bán lẻ, chỉ chủ yếu phân phối hàng theo từng đợt. Theo Quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, tức cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều. Tổng mức bán lẻ của Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2014, cho thấy sức tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng trong nước có phần được cải 1 thiện.Tổng cục Thống kê cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong cả năm 2014 đạt 2,95 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ của Việt Nam tăng 6,3% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 5,5% của năm 2013. Xét về ngành hoạt động, tổng mức bán lẻ của khu vực kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 2.216,2 nghìn tỷ đồng, tăng11,3%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 352,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4%; dịch vụ khác đạt 347,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4%; du lịch lữ hành đạt 28,9 nghìn tỷ đồng, tăng15,3%. Dễ dàng nhận thấy, năm 2014 là một năm hết sức sôi động của thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là trong hoạt động mua bán sáp nhập, liên kết, liên doanh…cả về sản xuất lẫn kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ như: Kinh Đô, Citimart, Metro… và mới nhất là Nguyễn Kim. Theo báo cáo nghiên cứu về thị trường bán lẻ Việt Nam đến cuối năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là có mức tăng trưởng rất hấp dẫn (lên đến 23%/năm). Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, ngoại trừ tập đoàn Walmart (Mỹ) đang trong giai đoạn thăm dò thì hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia 2 nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với Lotte, BigC, Metro, Parkson, Aeon…Mới đây nhất, tập đoàn bán lẻ số một tại Hàn Quốc – Lotte - đặt mục tiêu 60 siêu thị tại Việt Nam vào năm 2020 và Aeon – cũng là một 'ông lớn' khác trong ngành bán lẻ Nhật Bản thông báo sẽ mở trung tâm thương mại thứ hai vào tháng 10/2015 cũng đã không giấu giếm ý định thống lĩnh thị trường Việt. Họ dự kiến tới 2020 sẽ mở 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam. Tận dụng tâm lý tin cậy và thích dùng hàng Nhật của người tiêu dùng Việt, Aeon sử dụng phương án dùng 1/3 hàng Nhật, 1/3 hàng Việt Nam và 1/3 hàng nhập từ các nước khác. Các doanh nghiệp ngoại tham gia vào thị trường Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau: liên doanh, liên kết, hợp tác chuyển nhượng.... Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam từ trước như chuỗi siêu thị Big C và nhất là các chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đang không ngừng mở rộng quy mô đầu tư. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh khá sôi động về thị trường bán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: