Danh mục tài liệu

Kết quả 5 năm triển khai thực hiện chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2015-2020

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.24 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được của các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số (DS), Sức khỏe sinh sản (SKSS) Việt Nam giai đoạn 2011-2020 sau 5 năm triển khai; Phân tích những khó khăn, bất cập sau 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược, xác định các yếu tố ảnh hưởng và những thách thức trong thời gian tới; Đề xuất về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chiến lược DS, SKSS Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả 5 năm triển khai thực hiện chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2015-2020KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP KẾT QUẢ 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ - SỨC KHỎE SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2015-2020 ThS. Vũ Thị Minh Hạnh10, ThS. Nguyễn Văn Hùng11Tóm tắt Nghiên cứu nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được của các mục tiêu, chỉtiêu của Chiến lược Dân số (DS), Sức khỏe sinh sản (SKSS) Việt Nam giai đoạn 2011-2020 sau 5 nămtriển khai; Phân tích những khó khăn, bất cập sau 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược, xác định cácyếu tố ảnh hưởng và những thách thức trong thời gian tới; Đề xuất về một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả triển khai thực hiện Chiến lược DS, SKSS Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượngvà phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược, có 7 chỉ báo chắc chắnđạt được vào năm 2015, gồm các chỉ tiêu: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm2015; Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015; Tỷ lệ trẻ sơ sinh đượcsàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015; Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015; Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻsơ sinh gái vào năm 2015; Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015; Giảm tỷ lệphá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015. Có 2 chỉ báo sẽ đạt được, gồm: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015;Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9 convào năm 2015. Có 10 chỉ báo sẽ khó đạt được, gồm: Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vàonăm 2015; Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015; Tỷ lệphụ nữ ở độ tuổi 30 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 20% vào năm 2015; Tỷ lệ phụ nữtrên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú đạt 20% vào năm 2015; Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chămsóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cungcấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015; Giảm 20% số người chưa thành niên có thaingoài ý muốn vào năm 2015; Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhómdân số đặc thù lên 20% vào năm 2015; Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịchvụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015; Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếpcận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế10 Phó trưởng khoa Dân số và Phát triển- Viện Chiến lược và Chính sách Y tế11 54 Sè 23/2018 Có 1 mục tiêu sẽ khó đạt được: Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinhtế - xã hội quốc gia; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựngquy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành. Từ khóa: kết quả thực hiện, mục tiêu, chỉ tiêu, 5 năm Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sảnViệt NamĐặt vấn đề Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt “Chiếnlược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” với 01 mục tiêu tổng quát, 11 mụctiêu cụ thể và 07 nhóm giải pháp. Chiến lược đã thể hiện các quan điểm chỉ đạo, những mục tiêu vàcác giải pháp ưu tiên của chương trình dân số (DS), sức khỏe sinh sản (SKSS), kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) của Việt Nam trong cả thập kỷ, đánh dấu bước ngoặt về định hướng đối với chính sách vềDS; từ chỗ chỉ tập trung vào các dịch vụ KHHGĐ chuyển sang quan tâm tới những nhu cầu về SKSS,sức khỏe tình dục (SKTD) và quyền sinh sản. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược, các chỉ tiêu về DS, SKSS, KHHGĐ của Việt Nam đãkhông ngừng được cải thiện: mức sinh thay thế đã được duy trì ổn định trong nhiều năm; tỷ lệ các cặpvợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) luôn đạt được ở mức cao; tỷ số tử vong mẹ, tử vongtrẻ em < 1 tuổi ngày càng giảm và đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ. Chất lượng chăm sóc sức khỏebà mẹ, trẻ em cũng đã được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ sàng lọc và chuẩn đoán trước sinh, sơ sinh và tỷ lệvị thành niên được tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân ngày càng tăng… Bên cạnh các kết quả đạt được, chương trình DS, SKSS, KHHGĐ vẫn còn một số hạn chế, bấtcập và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là mức sinh hiện đang có sự khác biệtlớn giữa các vùng, miền, các địa phương. Tuổi thọ trung bình cao nhưng số năm trung bình sống khỏemạnh thấp; quá trình già hóa dân số đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong khi đầu tư choCSSK người cao tuổi còn chưa thỏa đáng; chênh lệch về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) vẫn đangở mức cao, tình trạng di cư diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp; chất lượng dịch vụ KHHGĐ cònhạn chế; chăm sóc SKSS cho vị thành niên, thanh niên (VTN/TN), đồng bào dân tộc ít người còn gặpnhiều khó khăn, thách thức… Mô hình tổ chức, nhân lực tuyến cơ sở còn nhiều bất cập nhất là vớichuyên ngành sản khoa và nhi khoa. Từ năm 2016 do không còn là chương trình mục tiêu quốc gia(CTMTQG) nên nguồn lực triển khai hoạt động DS, SKSS, KHHGĐ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, sẽlà những thách thức đe dọa khả năng thực hiện thành công Chiến lược DS - SKSS Việt Nam giai đoạn2011-2020. Xuất phát từ bối cảnh trên, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá5 năm triển khai thực hiện Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (đánh giá giữa kỳ)nhằm nhận diện những kết quả đạt được cùng những bất cập ...

Tài liệu có liên quan: