
Kết quả chủ yếu và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả chủ yếu và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga Những vấn đề chung KẾT QUẢ CHỦ YẾU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA TRỊNH QUỐC KHÁNH Từ khi thành lập (năm1988) đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga được triển khai trên ba hướng khoa học: Vật liệu học nhiệt đới (độ bền nhiệt đới), sinh thái nhiệt đới và y sinh nhiệt đới, kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, theo định hướng ưu tiên phục vụ quân sự - quốc phòng, kết hợp với việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phát huy thế mạnh về nghiên cứu cơ bản của phía Nga và nhu cầu triển khai ứng dụng thực tế của phía Việt Nam để xây dựng các chương trình nghiên cứu dài hạn và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đáp ứng lợi ích của cả hai phía. Trong lĩnh vực Độ bền nhiệt đới, Trung tâm đã triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu với các nội dung chủ yếu là: - Nghiên cứu, thử nghiệm nhằm đánh giá độ bền, độ tin cậy và tuổi thọ của các vật liệu, chi tiết và vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự do LB Nga sản xuất trong quá trình khai thác, sử dụng và cất giữ ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm; - Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu, phương tiện và công nghệ bảo vệ chống ăn mòn, lão hoá và phá hủy sinh học cho vũ khí, thiết bị quân sự và công trình trong điều kiện Việt Nam; - Nghiên cứu triển khai và thích ứng các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật tiên tiến của LB Nga trong khai thác và đánh giá tình trạng kỹ thuật các hệ thống kỹ thuật quân sự (phòng không, không quân, vũ khí đạn,...). Hoạt động của Trung tâm theo hướng Độ bền nhiệt đới chủ yếu phục vụ công tác đảm bảo kỹ thuật của Quân đội. Những nội dung khoa học công nghệ đạt kết quả tốt và là sản phẩm thế mạnh của Trung tâm bao gồm: Số liệu về tình trạng hỏng hóc của vũ khí, trang bị kỹ thuật trong điều kiện khí hậu nhiệt đới; xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống trạm thử nghiệm khí hậu ở các vùng khí hậu đặc trưng và tiến hành thử nghiệm tự nhiên và thử nghiệm gia tốc hàng ngàn mẫu vật liệu và thiết bị đối với ăn mòn, lão hóa và phá hủy sinh học; công nghệ và thiết bị phục vụ khai thác khí tài, trang bị theo trạng thái kỹ thuật; nghiên cứu chế tạo gần 30 chủng loại vật liệu và hàng năm cung cấp hàng trăm tấn sản phẩm phục vụ bảo quản, niêm cất vũ khí, trang thiết bị quân sự; chế tạo ăng ten rađa quân sự có độ bền nhiệt đới cao thay thế các sản phẩm nhập khẩu từ Nga; công nghệ, vật liệu và thiết bị bảo vệ điện hóa chống ăn mòn tàu thuyền và các công trình biển; công nghệ ức chế bay hơi, công nghệ khí khô trong bảo quản trang thiết bị, vật tư quân sự; tiêu chuẩn hóa và triển khai quy trình đánh giá chất lượng thuốc phóng bằng phương pháp áp kế trên thiết bị LAVA của LB Nga; chế tạo các sản phẩm cao su kỹ thuật, hóa chất và vật liệu chuyên dụng cho ngành kỹ thuật quân đội và công nghiệp vũ khí, đạn;... Nhiều công nghệ và vật liệu do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và cung cấp đã được tiêu chuẩn hoá, được Bộ Quốc phòng cho phép sử dụng rộng rãi trong toàn quân với khối lượng lớn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012 5 Những vấn đề chung Trong lĩnh vực Sinh thái nhiệt đới, các nhiệm vụ của Trung tâm tập trung vào ba vấn đề chủ yếu sau: - Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái cạn tại các vùng rừng núi đặc trưng của Việt Nam; - Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái nước ở một số vùng biển và sông hồ tiêu biểu của Việt Nam; - Nghiên cứu về hậu quả và tác động lâu dài của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đến môi trường sinh thái. Một trong những kết quả nổi bật có ý nghĩa quan trọng của hướng này là đã xây dựng được một tập thể cán bộ nghiên cứu có khả năng giải quyết những vấn đề khoa học liên quan đến phát hiện, quan trắc và xử lý chất độc da cam/dioxin. Tại cơ sở thí nghiệm của Trung tâm đã phân tích được gần 3000 mẫu dioxin. Đây là một khối lượng công việc lớn vì các mẫu phân tích dioxin yêu cầu độ chính xác cao và theo giá quốc tế phải chi phí hàng ngàn USD/mẫu. Các kết quả nghiên cứu này đã làm rõ hơn bức tranh tồn lưu chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam và góp phần thiết thực trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học theo Chương trình 33 của Nhà nước và các Dự án của Bộ Quốc phòng. Nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu được thực hiện tại nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn (các vườn quốc gia Hoàng Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Ngọc Linh, Yok Đon, Cát Tiên, Phú Quốc, Biđúp - Núi Bà, Lò gò - Sa mát,... các khu bảo tồn Hòn Bà, Núi Chúa, Vịnh Nha Trang,...). Các kết quả thu được là cơ sở để đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Khí hậu nhiệt đới ẩm Công nghệ bảo vệ chống ăn mòn Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Chuyển giao công nghệ sinh họcTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
12 trang 21 0 0 -
Một số đặc điểm diễn thế thứ sinh thảm thực vật nhiệt đới gió mùa miền Trung Việt Nam
10 trang 20 0 0 -
6 trang 20 0 0
-
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 20 0 0