
Kết quả thử nghiệm ban đầu về sơn chống hà trên nền cao su
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả thử nghiệm ban đầu về sơn chống hà trên nền cao suNghiên cứu khoa học công nghệ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM BAN ĐẦU VỀ SƠN CHỐNG HÀ TRÊN NỀN CAO SU (1) (2) (1) (1) NGUYỄN VĂN CHI , NGUYỄN VĂN NGỌC , MAI VĂN MINH , BÙI BÁ XUÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bám bẩn sinh học (hà bám) trên thân vỏ tàu biển gây ra những tác động tiêucực trong quá trình khai thác sử dụng. Bám bẩn sinh học làm giảm tính chất thủyđộng học của vỏ tàu dẫn đến tăng lực cản của nước biển lên thân tàu [11], có thể làmtăng tiêu hao nhiên liệu lên đến 40%, làm phí tổn hành trình tới 77% [3, 12]. Hà bámlên chân vịt, bánh lái ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và độ chính xác điều khiển,đồng thời làm giảm khả năng cơ động và hiệu suất khai thác [8]. Hà bám làm tăngsố lần lên dock, phát sinh nhân lực, vật lực để làm sạch chúng và tạo ra các chất thảiđộc hại với môi trường [3, 10]. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để hạn chế tác hại của hà bám là sửdụng sơn chống hà. Nhiều nghiên cứu đã công bố về sơn chống hà cho tàu nổi,nhưng cho các bề mặt bằng cao su trong nước biển và tàu ngầm (với đặc trưng thântàu được bao bọc một lớp cao su) vẫn còn hạn chế và chưa tìm thấy ở Việt Nam. Bài báo trình bày một số kết quả thử nghiệm ban đầu về sơn chống hà trên nềnmẫu cao su tại Trạm Nghiên cứu Thử nghiệm biển (Đầm Báy - Nha Trang - KhánhHòa). Kết quả thử nghiệm cho phép đưa ra kết luận về khả năng sử dụng sơn chốnghà cho các bề mặt cao su và vỏ cao su tàu ngầm khi khai thác sử dụng trong môitrường nước biển. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Dụng cụ, máy móc và trang thiết bị Súng phun sơn Sagola 475, máy nén khí không dầu loại D&D Rock 1524A,thiết bị đo nhiệt độ và pH cầm tay HI98128, thiết bị đo độ mặn HI98203, thiết bị đonồng độ oxy hòa tan HI96732 và cân phân tích HR-300i có độ chính xác 10-4 g. 2.2. Vật liệu 2.2.1. Tấm mẫu cao su thử nghiệm sơn chống hà Tấm mẫu thử nghiệm được chế tạo từ cao su neoprene có kích thước300mm x 150mm x 3mm với các chỉ tiêu kỹ thuật như trong bảng 1 [9].Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 61 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1. Chỉ tiêu kỹ thuật cao su neoprene dùng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D 2000-99 [4] và kết quả mẫu thí nghiệm. TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Yêu cầu Kết quả 1 Độ bền kéo đứt MPa ≥ 10 10,6 2 Độ giãn dài khi đứt % 260 278 3 Độ cứng Shore A 40 ÷ 60 50 Độ cứng sau khi ngâm trong 4 Shore A 40 ÷ 60 55 nước ở 100oC và 70h Độ cứng sau khi ngâm trong 5 Shore A 40 ÷ 60 47 nhiên liệu diesel ở 100oC và 70h 2.2.2. Các loại sơn thử nghiệm Sơn lót Vinylguard SG 88 Là loại sơn một thành phần gốc vinyl, có khả năng chống gỉ, khô nhanh dùngnhư lớp lót, lớp trung gian cho hệ sơn chống hà. Đây là sản phẩm của hãng Jotun, cócác đặc tính kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Đặc tính kỹ thuật của sơn vinylguard SG 88 TT Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Phương pháp thử Giá trị 1 Thể tích chất rắn % ISO 3233 38 ± 2 o 2 Điểm chớp cháy C ISO 3679, PP1 28 3 Tỷ trọng kg/l Tính toán 1,14 4 Hàm lượng chất hữu cơ bay hơi g/l EPA, PP 24 540 5 Cấp độ bóng Độ Jotun Performance mờ (0-30) 6.1 Khô bề mặt 0,2 / 0,15 6.2 Đi lên được ở 23oC / 40oC 2 / 1,5 6.3 Khô để sơn lớp kế tiếp, min 2/2 7 Màu sắc Xám Chiều dày khuyến nghị khi sử dụng sơn lót trên được trình bày ở bảng 3. Dảichiều dày khá rộng, mức chiều dày cao nhất và thấp nhất chênh nhau gần 3 lần. Bảng 3. Chiều dày khuyến nghị cho mỗi lớp sơn vinylguard SG 88 Chiều dày khô Chiều dày ướt Định mức phủ Loại chiều dày (μm) (μm) lý thuyết (m2/l) Tối thiểu 35 95 10,9 Tối đa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Bám bẩn sinh học Sơn chống hà trên nền cao su Khí hậu biển Việt Nam Sơn lót Vinylguard SG 88Tài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà
9 trang 21 0 0 -
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
12 trang 21 0 0 -
Một số đặc điểm diễn thế thứ sinh thảm thực vật nhiệt đới gió mùa miền Trung Việt Nam
10 trang 20 0 0 -
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 20 0 0