Danh mục

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÙN THẢI AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CHO CANH TÁC LÚA

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.21 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tái sử dụng bùn thải từ ao nuôi cátra thâm canh để sản xuất phân hữu cơ, phục vụ trong nông nghiệp đặc biệt là canh táclúa. Bùn đáy được phối chế để tạo thành phân hữu cơ 2-1-2 và phân bón lá 6-6-3 tươngứng với tỉ lệ N:P2O5:K2O. Thực nghiệm gồm có 3 nghiệm thức: NT1: 80-70-30 kgNPK/ha; NT2: 54-2-4 kg NPK/ha (Bón lót 200 kg phân hữu cơ 2-1-2 viên + 50-0-0 kgNPK + phun hữu cơ khoáng bón lá 6-6-3); NT3: 124-62-34 kg NPK/ha (Bón lót 200...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÙN THẢI AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CHO CANH TÁC LÚATạp chí Khoa học 2012:24a 135-143 Trường Đại học Cần Thơ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÙN THẢI AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CHO CANH TÁC LÚA Trương Quốc Phú1, Trần Kim Tính2 và Huỳnh Trường Giang1 ABSTRACTThis study was conducted to evaluate the reuse ability of bottom sediment from intensivecatfish ponds to produce organic fertilizers and their application in rice cultivation. Thebottom sediment was mixed with inorganic fertilizers to form mineral organic fertilizer2-1-2, and folia feeding fertilizer 6-6-3; corresponding with a mixing ratio of N, P2O5 andK2O. The study consists of 3 treatments: NT1: 80-70-30 kg NPK.ha-1; NT2: 54-2-4 kgNPK.ha-1 (200 kg mineral organic fertilizer 2-1-2 + 50-0-0 kg NPK.ha-1 + folia feedingfertilizer 6-6-3); NT3: 124-62-34 kg NPK.ha-1 (200 kg mineral organic fertilizer 2-1-2 +120-60-30 kg NPK.ha-1). The results showed that, there were no significant difference ingrowth and components of rice yield such as number of panicles per square meter,number of grains per panicle, filled grain ratio, and 1000 grain weight among treatments(p> 0.05) after 70 days. However, rice yield in NT2 and NT3 showed significantly lowerthan that of NT1 (only inorganic fertilizer) (p< 0.05). For the quality parameters of rice,there were no significant differences in heavy metals and amylose concentration amongtreatments (p> 0.05). Amylose concentration in rice varied from 18 to18.6%. In treatmentNT2, use of organic fertilizers could reduce 2.5 million VND ha-1 from the cost of riceproduction. It is therefore concluded that bottom sediment from intensive catfish pondscan be utilized to produce the organic fertilizers and further research is imperativelyneeded to evaluate their effectiveness on other plants.Keywords: Pangasianodon hypophthalmus, organic fertilizer, folia feeding fertilizer, bottom sedimentTitle: Reuse ability of bottom sediment from intensive catfish (Pangasianodon hypophthalmus) ponds for rice cultivation TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tái sử dụng bùn thải từ ao nuôi cátra thâm canh để sản xuất phân hữu cơ, phục vụ trong nông nghiệp đặc biệt là canh táclúa. Bùn đáy được phối chế để tạo thành phân hữu cơ 2-1-2 và phân bón lá 6-6-3 tươngứng với tỉ lệ N:P2O5:K2O. Thực nghiệm gồm có 3 nghiệm thức: NT1: 80-70-30 kgNPK/ha; NT2: 54-2-4 kg NPK/ha (Bón lót 200 kg phân hữu cơ 2-1-2 viên + 50-0-0 kgNPK + phun hữu cơ khoáng bón lá 6-6-3); NT3: 124-62-34 kg NPK/ha (Bón lót 200 kgphân hữu cơ khoáng 2-1-2 viên + 120-60-30 kg NPK/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấyrằng, không có sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng cũng như các thành phần năngsuất như số bông/m2, số hạt trên bông, % số hạt chắc và trọng lượng hạt của lúa giữa cácnghiệm thức (p> 0,05) sau 70 ngày. Tuy nhiên, nghiệm sử dụng phân hữu cơ (NT2 vàNT3) có năng suất thực tế thấp hơn có ý nghĩa NT1 (chỉ bón phân vô cơ) (p< 0,05). Hàmlượng kim loại nặng và amylase cũng không tìm thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức(p> 0,05). Hàm lượng amylose trung bình phân tích được ở mức dao động từ 18,0-18,6%.Ở nghiệm thức 2, sử dụng phân hữu cơ góp phần làm giảm chi phí đầu tư khoảng 2,51 Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ2 Phòng thí nghiệm chuyên sâu, Đại học Cần Thơ 135Tạp chí Khoa học 2012:24a 135-143 Trường Đại học Cần Thơtriệu đồng/ha so với bón phân vô cơ theo cách của nông dân (NT1). Bùn đáy từ ao nuôicá tra có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ và cần tiếp tục nghiên cứu trên các loạicây trồng khác để đánh giá hiệu quả của chúng.Từ khóa: Pangasianodon hypophthalmus, phân hữu cơ, phân bón lá, bùn đáy1 GIỚI THIỆUCá tra (Pangasianodon hypophthalmus) hiện là đối tượng nuôi quan trọng ở cácvùng nước ngọt như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Năm 2007, sản lượng cá trađã vượt qua 1,2 triệu tấn (Simon, 2008). Sự gia tăng nhanh của sản lượng cá nuôichứng tỏ diện tích nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăngnhanh và kỹ thuật nuôi có bước phát triển vượt bậc, trong đó có sự cải tiến đáng kểvề năng suất, mật độ nuôi, thức ăn sử dụng. Theo số liệu thống kê từ Hội nghị tổngkết năm 2010 và triển khai kế hoạch 2011 của Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cátra vùng ĐBSCL thì diện tích nuôi cá tra thâm canh đạt 5.420 ha, sản lượng đạt 1,1triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD (http://www.thuongmai.vn(13/08/2011)).Tuy nhiên, sự phát triển đột phá của nghề nuôi cá tra đã ảnh hưởng không nhỏ đếnvấn đề môi trường do chất thải từ nghề nuôi cá tra mang lại. Theo Cao Văn Thích(2008), với ao nuôi đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ thì mỗi vụ nuôi sẽ thải ra môitrường khoảng 2.677 tấn bùn ướt (tương đương 937 tấn bùn khô). Điều đang đượcquan tâm nhất hiện nay là làm sao xử lý lượng bùn thải sau thu hoạch, vì nếulượng bùn này được bơm thải trực tiếp ra sông sẽ là nguy cơ ô nhiễm môi trường,phát sinh dịch bệnh, làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra. Xuất phát từnhững vấn đề này mà nghiên cứu “Khả năng sử dụng bùn thải từ ao nuôi cá tra(Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh cho canh tác lúa” được thực hiện vớimục đích tìm ra một giải pháp xử lý bùn đáy ao nuôi cá tra để tái sử dụng cho sảnxuất lúa, vừa giúp giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp vừa góp phần bảo vệmôi trường chung.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Thời gian và địa điểmNghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2008 – 10/2010. Bùn đáy ao nuôi cá trathâm canh (mật độ 40 con/m2, thức ăn sử dụng Cargill) được thu tại huyện ChâuThành, tỉnh Đồng Tháp). Quá trình nghiên cứu và sản xuất phân hữu cơ được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: