
Khả năng sử dụng cát nghiền nguồn gốc đá vôi cho bê tông cường độ cao
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng sử dụng cát nghiền nguồn gốc đá vôi cho bê tông cường độ cao KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN NGUỒN GỐC ĐÁ VÔI CHO BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO Tăng Văn Lâm1, Nguyễn Văn Mạnh1, Nguyễn Trọng Chức2 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Học viện Kỹ thuật Quân sự Tóm tắt Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến năm 2025 Việt Nam không đủ nguồn cung cát tự nhiênphục vụ nhu cầu xây dựng ở một số địa phương. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng cát nghiền nhântạo để thay thế cát tự nhiên là một trong những giải pháp hiệu quả không những về kinh tế mà còncả về môi trường sinh thái. Mục đích của bài báo này là đánh giá khả năng sử dụng của cát nghiềnnhân tạo để chế tạo bê tông với cường độ nén yêu cầu ở tuổi 28 ngày trên 50 MPa. Vật liệu sửdụng trong nghiên cứu gồm: Xi măng Poóc lăng hỗn hợp Hoàng Thạch PCB40, cát nhân tạo đượcnghiền từ đá vôi của mỏ đá Kiện Khê (Hà Nam), nước sạch và các loại phụ gia cần thiết. Kết quảnghiên cứu này cho thấy sự cường nén ở tuổi 28 ngày của mẫu thí nghiệm có thể đạt được trên 50MPa, hỗn hợp bê tông thu được có tính công tác tốt với độ sụt trong côn hình nón cụt tiêu chuẩntừ 12 cm đến 17 cm. Từ khoá: Cát nghiền; Đá vôi; Bê tông cường độ cao; Cường độ nén; Tính công tác. Abstract Research on the possibility of using crushed limestone sand for high-strength concrete According to statistics of the Ministry of Construction, by 2025, Viet Nam will not have enoughnatural sand supply to serve construction needs in some localities. Therefore, the study of usingartificial crushed sand to replace natural sand is one of the effective solutions not only in terms ofeconomy but also in terms of ecological environment. The purpose of this paper is to evaluate thepossibility of using artificial crushed sand to make concrete with the required compressive strengthat the age of 28 days above 50 MPa. Materials used in the research include: Hoang Thach mixedPortland cement PCB40, artificial sand is crushed from the limestone of Kien Khe quarry (Ha Nam),clean water and necessary additives. The results of this study show that the compressive strength atthe age of 28 days of the test specimen can be over 50 MPa, the resulting concrete mixture has goodworkability with a slump of a standard truncated cone from 12 cm to 17 cm. Keywords: Crushed sand; Limestone; High-strength concrete; Compressive strength;Workability. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu cát tự nhiên dùng cho xây dựng ở nước ta rất lớn. Tỷ lệ khai thác cát đang vượt quátỷ lệ bổ sung cát tự nhiên hàng năm, do vậy nguồn cát tự nhiên ngày càng khan hiếm, dự báo trongtương lai gần sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cát dùng cho xây dựng. Việc sử dụng cát nhân tạo (haycòn gọi là cát nghiền từ đá tự nhiên, cuội sỏi, phế thải xây dựng) đang trở thành một xu hướng tấtyếu khi mà nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn, nhỏ đã sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tựnhiên trước áp lực của giá thành, khối lượng sử dụng ngày càng tăng, khai thác cát ồ ạt, trái phépđã tác động xấu tới môi trường và biến đổi khí hậu cũng như vùng nguyên liệu khai thác cát tựnhiên ngày càng bị thu hẹp. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy lượng cát xây dựng sử dụng ở Việt Nam khoảng 120-130 triệu m3/năm. Hàm lượng cát dùng để san lấp công trình trong giai đoạn 2016-2020 ước tính18 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023khoảng từ 2,1-2,3 tỷ m3 [1] và nhu cầu cát tự nhiên sẽ vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vớinhu cầu sử dụng càng lớn, nhưng dự báo nguồn cung cát tự nhiên từ các mỏ khai thác hợp phápchỉ đáp ứng được khoảng 40-50 % nhu cầu trong thực tế [2]. Hiện tại, một số tỉnh ở nước ta đãxảy ra tình trạng khan hiếm cát tự nhiên và giá cát tăng cao đã tác động không nhỏ đến hoạt độngxây dựng. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng thay thế cát tự nhiên bằng cát nghiền nhân tạo là mộttrong những giải pháp hiệu quả không những về kinh tế - kỹ thuật mà còn cả về môi trường sinhthái bền vững [3, 4]. Vật liệu cát nhân tạo có ưu điểm nổi bật là mô đun độ lớn cao, thành phần hạt đồng đều vàhợp lý hơn cát tự nhiên nên góp phần giảm độ rỗng trong hỗn hợp bê tông. Với ưu điểm này, cátnhân tạo góp phần quan trọng tạo ra bộ khung chịu lực, tiết kiệm hàm lượng xi măng, rút ngắn thờigian thi công, tăng cường độ và độ bền cho các công trình xây dựng [5, 6]. Ở Việt Nam, tiềm năng sản xuất cát nghiền rất lớn với nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệtlà đá vôi, cuội sỏi được phân bố ở nhiều nơi. Tuy nhiên, sản xuất và sử dụng cát nghiền ở nước tahiện chưa phổ biến, còn gặp nhiều khó khăn do sự quản lý thiếu đồng bộ quá trình khai thác cát tựnhiên, thiếu các tài liệu hướng dẫn sản xuất và sử dụng cát nghiền trong bê tông và vữa, các chínhsách ưu đãi [7]. Hiện nay, sản lượng cát nhân tạo được sử dụng trong bê tông và vữa mới chiếmkhoảng hơn 5 % so với sự tiêu thụ cát tự nhiên [8]. Vì vậy, rất cần phải thực hiện công tác điềutra, đánh giá thực trạng sản xuất và sử dụng, các khó khăn vướng mắc về công nghệ sản xuất, yêucầu kỹ thuật và cơ chế chính sách nhằm đề ra các biện pháp thúc đẩy sản xuất, sử dụng cát nghiềnthay thế cát tự nhiên ở nước ta. Trên thế giới, nhiều tiêu chuẩn đã được ban hành hướng dẫn cho việc sử dụng cát nghiền chosản xuất bê tông, như các tiêu chuẩn BS:882-1992 của Anh [9], XPP18-540 của Pháp [10], ASTMC33-90 của Mỹ [11]. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và so sánh để đánhgiá đặc tính cơ học của bê tông sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên và cho kết quả rất tíchcực về loại bê tông sử dụng cát nghiền từ đá vôi [12, 13]. Mục đích của bài viết này là đánh giá khả năng sử dụng cát nghiền nhân tạo để chế tạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển quản lý bền vững tài nguyên môi trường Cát nghiền nguồn gốc đá vôi Bê tông cường độ cao Môi trường sinh thái Phế thải xây dựngTài liệu có liên quan:
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 217 0 0 -
Mô hình động lực học của xuồng chữa cháy rừng tràm khi quay vòng
6 trang 204 0 0 -
15 trang 163 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 105 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 89 1 0 -
18 trang 79 0 0
-
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 70 0 0 -
21 trang 70 0 0
-
4 trang 69 0 0
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
84 trang 69 0 0 -
13 trang 65 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 64 0 0 -
Quan điểm của Phật giáo về bảo vệ môi trường sinh thái và vận dụng ở Việt Nam hiện nay
8 trang 60 0 0 -
8 trang 59 0 0
-
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
178 trang 58 0 0 -
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 57 1 0 -
Tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số - Vận dụng và giải pháp
9 trang 57 0 0 -
14 trang 56 0 0
-
Vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
88 trang 54 0 0 -
Mô phỏng cột ngắn ống thép nhồi bê tông cường độ cao chịu tải trọng nén đúng tâm
9 trang 53 0 0