Danh mục tài liệu

Khả năng xử lý nước thải sau biogas của hệ thống đất ngập nước kiến tạo

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 661.44 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích tìm ra một phương pháp xử lý thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi sau biogas gây ra, hệ thống đất ngập nước kiến tạo được xây dựng. Hai hệ thống được thiết lập là hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngang và dòng chảy đứng, với ba lần lặp lại. Cả hai hệ thống đều được trồng cây thủy trúc (Cyperus involucratus).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng xử lý nước thải sau biogas của hệ thống đất ngập nước kiến tạo http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2021.02.175 KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SAU BIOGAS CỦA HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO Hồ Bích Liên(1) (1) Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài 06/01/2021; Ngày gửi phản biện 10/01/2021; Chấp nhận đăng 30/02/2021 Liên hệ email: lienhb@tdmu.edu.vn, hobichlien@gmail.com https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2021.02.175Tóm tắt Với mục đích tìm ra một phương pháp xử lý thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm môitrường do nước thải chăn nuôi sau biogas gây ra, hệ thống đất ngập nước kiến tạo đượcxây dựng. Hai hệ thống được thiết lập là hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảyngang và dòng chảy đứng, với ba lần lặp lại. Cả hai hệ thống đều được trồng cây thủytrúc (Cyperus involucratus). Nước thải được đưa vào các hệ thống đất ngập nước vớitốc độ dòng chảy trung bình là 312ml/ngày. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm COD,BOD5, SS, N-NH3; P-PO4-3 được phân tích. Kết quả cho thấy hệ thống đất ngập nướcdòng chảy đứng cho hiệu quả xử lý nước thải cao hơn hệ thống đất ngập nước dòngchảy ngang với hiệu suất xử lý trung bình cho COD, BOD5, SS, N-NH3; P-PO4-3 lần lượtlà 55,2%, 75,3%, 82,3%, 75,9% và 70,1%. Hệ thống đất ngập nước kiến tạo có thểđược sử dụng như là một lựa chọn cho việc cải thiện chất lượng nước thải sau biogas.Từ khóa: Khí sinh học; đất ngập nước kiến tạo, Cyperus involucratusAbstract POTENTIAL OF CONSTRUCTED WETLANDS FOR WASTEWATER TREATMENT FROM BIOGAS EFFLUENT The project aimed at finding out an appropriate procedure to reduce environmentpollution from breeding wastewater of biogas system which, then can be applied in theconstructed wetlands system. Two units of Horizontal Flow Constructed Wetland(HFCW) and Vertical Flow Constructed Wetland (VFCW) were located and set up intwo treatments with three replications. Both of these units were planted with Cyperusinvolucratus. Wastewater was fed into the wetland units at a mean flow rate of312ml/day. Major parameters including COD, BOD5, SS, N-NH3; P-PO43- weremeasured. The results indicated that Vertical Flow Constructed Wetland exhibited ahigher treatment efficiency than Horizontal Flow Constructed Wetland with the averageremoval efficiency for COD, BOD, SS, N-NH3 and P-PO43- were 55.2%, 75.3%, 82.3 %,75.9 % and 70.1 %, respectively. The constructed wetlands can be used as an option forimproving the quality of biogas wastewater. 68Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(51)-20211. Đặt vấn đề Chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây cũng có những bước pháttriển lớn, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Ngành chăn nuôi cung cấp một lượng lớnthực phẩm thiết yếu cho con người, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đờisống cho người dân chăn nuôi. Bên cạnh những lợi ích mà ngành chăn nuôi đem lạicũng có không ít trở ngại. Nuôi heo với số lượng lớn cũng đồng nghĩa với việc thải rabên ngoài môi trường một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm đất, nước và thường xuyênbốc mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng không khí của các khu vực xungquanh và ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và sức khỏe của con người. Hiện nay, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi heo được đa số các cơ sở chăn nuôisử dụng là biogas. Đây được xem là giải pháp thiết thực để phát triển chăn nuôi bềnvững. Nguồn năng lượng biogas được dùng để làm chất đốt trong sinh hoạt, vừa tiếtkiệm chi phí, kiểm soát được ô nhiễm không khí, nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân, vừa hạn chế được phần nào dịch bệnh cho gia súc. Ngoài ra nguồn chất thảitừ hầm biogas có thể được tận dụng làm phân bón cho cây trồng phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ biogas đã thải ra ngoài một lượng nước thải làm ônhiễm môi trường mà ít ai chú ý đến, cho nên hầu hết các cơ sở chăn nuôi heo đềukhông có hệ thống xử lý cho loại nước thải này đồng thời nước thải sau xử lý với côngnghệ biogas có chất lượng vượt rất xa các giới hạn của quy chuẩn môi trường dành chonước thải công nghiệp sau xử lý. So với QCVN 40:2011/BTNMT hàm lượng photpho tổng và nitơ tổng vượt chuẩnloại B lần lượt là 8,4 lần và 7,5 lần. Đây là nguyên nhân làm tăng hiện tượng phú dưỡnghóa khi nước thải chăn nuôi heo sau biogas được thải trực tiếp ra sông, hồ. Nồng độBOD5 vượt chuẩn loại B đến 7,6 lần, nồng độ COD vượt chuẩn loại B 4 lần, nồng độchất rắn lơ lững vượt chuẩn loại B 3 lần (Hồ Bích Liên, Lê Thị Hiếu, Đoàn Duy Anh,Nguyễn Đỗ Ngọc Diễm, Vương Minh Hải, Lê Thị Diệu Hiền (2016). Mặt khác chấtlượng nước thải chăn nuôi heo sau biogas đến nay vẫn chưa được xử lý một cách hiệuquả nên chất lượng nước thải th ...