Danh mục tài liệu

Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai, 6 tháng đầu năm 2013

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.29 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, trong thực hành y khoa liệu pháp tĩnh mạch sử dụng dung dịch tiêm truyền là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Bài viết trình bày việc phân tích đánh giá một số vấn đề còn chưa hợp lý trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai, 6 tháng đầu năm 2013 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐK THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Bùi Mai Nguyệt Ánh8, Trần Tiến An, Huỳnh Thị Thủy TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp. Phƣơng pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 674 hồ sơ bệnh án, tháng 01/2013 đến 6/2013. Kết quả: Qua khảo sát 1098 HSBA,có 674 HSBA sử dụng it nhất một loại dịch truyền (61,38%), số ngày nằm viện trung bình là 6,46 ± 4,02 ngày, thời gian truyền dịch trung bình 4,09 ± 3,25 ngày, tỷ lệ số ngày sử dụng dịch truyền trên tổng số ngày nằm viện là 72,5%. Dịch truyền cung cấp và cân bằng nước điện giải được dùng nhiều nhất (chiếm 95,99%), kế đến là loại bổ sung acid amin (21,21%), nhóm carbohydrat với tỷ lệ 15,58%. Trong đó 3 dịch truyền được dùng nhiều nhất là NaCl 0,9%, Amiparen và Lactat Ringer Sai sót chỉ định dịch truyền chiếm 5,34%. Trong tổng số các HSBA có sai sót, 52,78% sai sót nặng và 47,22% sai sót nhẹ. Sai sót hành chính chiếm 1,34% chủ yếu tập trung vào việc Phiếu theo dõi dịch truyền không phù hợp với y lệnh của bác sĩ . Kết luận: Tỷ lệ chỉ định dịch truyền hợp lý là 94,66% I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trong thực hành y khoa liệu pháp tĩnh mạch sử dụng dung dịch tiêm truyền là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân nếu không kiểm soát chặt chẽ. Nếu chỉ định truyền dịch không cần thiết sẽ dẫn đến sự dư thừa, rối loạn điện giải khiến người bệnh mệt mỏi, tăng nhịp tim bất thường, và gây ra tương tác với các thuốc đang sử dụng...Nếu truyền dịch kéo dài sẽ làm cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng hoặc biến chứng teo tế bào não.Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng hệ thống và tắc mạch khí, thoát mạch, sốc, viêm, rối loạn chuyển hóa hay ph [6,7]… . Chính vì vậy, việc chỉ định dịch truyền cho bệnh nhân cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp. - Mục tiêu cụ thể: Phân tích đánh giá một số vấn đề còn chưa hợp lý trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án điều trị nội trú tại khoa tổng hợp từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2013. - Cỡ mẫu nghiên cứu: n= Z = 1,96 (trị số từ phân phối chuẩn) α = 0.05 (độ tin cậy 95% ) P = 0,05 (Trị số mong muốn của tỉ lệ) d =0,05 (độ chính xác hay sai số cho phép) n = 384 - Vậy cỡ mẫu nghiên cứu > 384 hồ sơ bệnh án. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 8 ThSDS, Phó khoa Dược, SĐT: 0918753153, Email: buimai_nguyetanh@yahoo.com.vn Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 55 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu: Tất cả bệnh án có chỉ định dịch truyền cân bằng nước - điện giải ( Natri clorid, Kali clorid, Magie sulfat, Ringer Lactat) và dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng ( Glucose, Manitol, Acid amin) - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh án chỉ định truyền các chế phẩm máu, bệnh án trốn viện, chuyển viện. 2.3. Các chỉ số nghiên cứu - Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: tuổi, giới tính, bệnh, số ngày nằm viện. - Trung bình số ngày sử dụng dịch truyền. - Tỷ lệ các loại dịch truyền sử dụng. - Tỷ lệ các sai sót về chỉ định, về dược chính. - Tỷ lệ các tương tác và tương kỵ giữa dịch truyền và các thuốc dùng chung. 2.3. Phƣơng pháp đánh giá - Dược thư quốc gia Việt Nam, Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, hướng dẫn của nhà sản xuất và “IV Drugs handbook” 2010. - Nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm Stata 11 xử lý số liệu. III. KẾT QUẢ 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Trong tổng số 1098 HSBA khảo sát, có 674 HSBA có chỉ định dịch truyền chiếm 61,38 %. 39% Có dịch truyền Không có dịch 61% truyền Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ HSBA có chỉ định dịch truyền - Phân bố bệnh nhân theo số ngày nằm viện: Trung bình số ngày nằm viện là 6,46 ± 4,02 ngày trong đó số ngày nằm viện ít nhất là 1ngày và nhiều nhất là 38 ngày. Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo số ngày nằm viện Số ngày nằm viện Số HSBA Tỷ lệ % 1-5 ngày 331 49,11 6-10 ngày 261 38,72 11-15 ngày 59 ...