Danh mục tài liệu

Khởi Thủy nền độc lập Tự chủ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.23 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906-923) Khúc Thừa Dụ 906-907 Vào đầu thế kỷ thứ 10, nhà Đường trở nên suy yếu. Lợi dụng thời cơ này, Khúc Thừa Dụ (?-907), một hào trưởng cư trú lâu đời ở Hồng Châu (Hải Hưng) nổi lên, tự xưng là Tiết độ sứ (906). Nhà Đường bắt buộc phải công nhận sự việc ấy và còn phong thêm tước "Đồng binh Chương sự" cho ông nữa. Sử cũ chép rằng Khúc Thừa Dụ tính tình khoa hòa, nhân ái nên được nhiều người theo về. Nhà Đường, dù trên danh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi Thủy nền độc lập Tự chủ Khởi Thủy nền độc lập Tự chủ Từ nhà Ngô đến Tiền Lê (906-1009)Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906-923)Khúc Thừa Dụ 906-907Vào đầu thế kỷ thứ 10, nhà Đường trở nên suy yếu. Lợi dụng thời cơ này, Khúc ThừaDụ (?-907), một hào trưởng cư trú lâu đời ở Hồng Châu (Hải Hưng) nổi lên, tự xưnglà Tiết độ sứ (906). Nhà Đường bắt buộc phải công nhận sự việc ấy và còn phongthêm tước Đồng binh Chương sự cho ông nữa. Sử cũ chép rằng Khúc Thừa Dụ tínhtình khoa hòa, nhân ái nên được nhiều người theo về.Nhà Đường, dù trên danh nghĩa, phong tước và công nhận Khúc Thừa Dụ, nhưngthực chất là không thể kiểm soát được đất Giao Châu nữa. Khúc Thừa Dụ làm chủđất nước, xây dựng chính quyền tự chủ, khởi đầu cho nền độc lập của nước nhà.Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ một năm thì mất, con là Khúc Hạo lên nối nghiệp chađược mười năm (907-917). Trong mười năm này, Khúc Thừa Hạo cho sửa đổi cáckhu vực hành chính, cắt đặt người trông coi mọi việc cho đến tận đơn vị xã, định lạimức thuế ruộng đất và miễn bỏ các lao dịch nặng nề.Trong khi ấy, tại Trung Hoa, một Tiết độ sứ họ Lưu chiếm lấy vùng Quảng Châu, lậpnên nước Nam Hán.Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối chức Tiết độ sứ. Khúc ThừaMỹ giao hảo cùng nhà Lương (đã thay nhà Đường làm chủ Trung Hoa). Vua NamHán lấy cớ ấy cho quân sang đánh họ Khúc. Khúc Thừa Mỹ không chống cự được, bịbắt đưa về Quảng Châu (930). Quân Nam Hán chiếm đóng thành Đại La.Kế tục sự nghiệp của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (?-937), một người làm quandưới đời Khúc Thừa Mỹ.Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, Dương Đình Nghệ dấy binh ở làng Ràng (Dương xá,Thanh Hóa), vốn là quê của ông. Các hào trưởng như Ngô Quyền, Đinh Công Trứđem lực lượng của mình gia nhập hàng ngũ của Dương Đình Nghệ.Năm 931, Dương Đình Nghệ tiến quân đánh thành Đại La, Thứ sử Giao Châu là LýTiến chống không lại, chạy về Quảng Châu (Trung Hoa) thì bị vua Nam Hán giếtchết. Một toán quân Nam Hán được cử sang để đàn áp quân của Dương Đình Nghệ,nhưng bị đánh tan, phải bỏ chạy về Trung Hoa. Thắng lợi, Dương Đình Nghệ tựxưng là Tiết độ sứ.1. Nhà Ngô (939-965)Cai quản đất nước được sáu năm thì Dương Đình Nghệ bị một thuộc tướng là KiềuCông Tiễn sát hại. Ngô Quyền (897-944), tướng tài và đồng thời là rể của DươngĐình Nghệ, đang cai quản Châu ái, đem quân đi trừng phạt Kiều Công Tiễn.Ngô Quyền là người cùng quê với Phùng Hưng, xã Đường Lâm (nay thuộc thị xãSơn Tây, tỉnh Hà Tây), đã từng theo Dương Đình Nghệ từ buổi ban đầu và có uy tínlớn với dân chúng.Trước sự tiến công của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn lo sợ, vội vàng đi cầu cứu nhàNam Hán. Vua Nam Hán nắm cơ hội thực hiện mộng xâm lăng, bèn phong cho conlà Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ, sai đem thủy quân đi trước còn bảnthân mình sẽ theo đường bộ tiếp ứng.Năm 938. Ngô Quyền chiếm được thành Đại La, bắt được Kiều Công Tiễn và đembêu đầu trên thành. Dù biết tin Kiều Công Tiễn đã bị giết chết, và Ngô Quyền đã làmchủ thành Đại La, quân Nam Hán vẫn tiến công. Ngô Quyền bèn bày thế trận thủychiến, cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, chở địch. Tháng 12 năm ấy, Hoằng Tháođem thủy binh tiến ồ ạt vào sông Bạch Đằng. Nhân lúc triều cường, Ngô Quyền chothuyền nhẹ ra đánh, nhử quân Hoằng Tháo lọt qua trận địa cọc ngầm.Khi thủy triều xuống mạnh, trận địa cọc ngầm nổi lên, Ngô Quyền thúc đại quân rađánh. Chiến thuyền của Nam Hán nặng nề, không thoát được, bị cọc đâm vỡ rấtnhiều. Hoằng Tháo bị giết tại trận, toàn bộ đội thủy quân bị tiêu diệt. Vua Nam Hánnghe tin bại trận và tin Hoằng Tháo bị giết chết, thương khóc thảm thiết rồi rút vềnước.Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa. NgôVương đặt ra các chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyềnmang tính chất tập quyền.Dương Tam Kha Soán NgôiNgô Quyền chỉ ở ngôi được sáu năm. Lúc sắp mất, Ngô Quyền đem con là NgôXương Ngập ủy thác cho người em vợ là Dương Tam Kha.Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, em của bà Dương Hậu. Nhưng khiNgô Quyền mất rồi. Dương Tam Kha phản bội lòng tin của Ngô Quyền, cướp lấyngôi, tự xưng là Bình Vương (945-950).Ngô Xương Ngập phải chạy trốn vào núi. Dương Tam Kha bèn bắt người con thứcủa Ngô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi. Ngô Xương Văn, trong một dịp đihành quân dẹp loạn, cùng với 2 bộ tướng cũ của Ngô Vương là Dương Cát lợi và ĐỗCảnh Thạc đem quân trở ngược lại bắt được Dương Tam Kha, nể tình chú cháuXương Văn không giết mà giáng Tam Kha xuống làm Trương Dương công. NgôXương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua. Xương Ngậpxưng làm Thiên Sách Vương.Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954). Nam Tấn Vương Xương Văntrong một kỳ thân chinh bình loạn Thái Bình không may bị bắn chết. Con là NgôXương Xí lên kế nghiệp.Nhưng thời đó chế độ Lạc Hầu, Lạc Tướng tuy đã chấm dứt trong thời kỳ BắcThuộc, nhưng đầu óc địa phương vẫn tồn tại trong một số quý tộc cũ và chỉ chờ cơhôi thích hợp là tái phát.Hơn nữa tuy Ngô Vương Quyền, có công lớn mở mang nền tự chủ nước nhà nhưngsống không bao lâu thì mất nên nền tảng xây dựng và cũng cố chính quyền trungương chưa được vững vàng, hoàn bị. Uy quyền nhà Ngô chưa vững thì lại bị hànhđộng soán ngôi của Dương Tam Kha làm tan vỡ, con cháu của Ngô Vương không aiđủ tài đức phục hồi Quyền Uy cũ.Thời Thập Nhị Sứ Quân (965-967)Thế lực nhà Ngô ngày một yếu kém, khắp nơi loạn lạc.Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân. Đóng giữ ởBình KiềuTừ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi làloạn 12 sứ quân. 12 Sứ Quân gồm có :- 1. Ngô Xương Xí đóng ở Bình Kiều, nay phủ Khoái Hưng tỉnh Hưng yên 2. Đỗ Cảnh Thạc là tướng cũ của nhà Ngô giữ ở Đỗ Động Giang, nay thuộc tỉnh Hà Đông 3. Trần Lãm xưng làm Trần Minh Công, chiếm Bố Hải Khẩu, nay thuộc tỉnh Thái Bình 4. Kiều Công Hãn xưng là Kiều Tam Chế chiếm Phong Châu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây 5. Nguyễn Kh ...

Tài liệu có liên quan: