Danh mục tài liệu

Không gian nghệ thuật trong truyện Thẩm Thanh – tiểu thuyết cổ điển của Hàn Quốc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.94 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyện Thẩm Thanh là tiểu thuyết cổ điển của Hàn Quốc - một tác phẩm có sức lan tỏa và lay động sâu sắc tới độc giả. Không gian gia đình, không gian kinh thành, không gian biển và không gian long cung xuất hiện trong truyện góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt động của nhân vật và phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của người Hàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian nghệ thuật trong truyện Thẩm Thanh – tiểu thuyết cổ điển của Hàn Quốc80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THẨM THANH – TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN CỦA HÀN QUỐC Lưu Thị Hồng Việt* Trường Đại học Đà Lạt Tóm tắt Truyện Thẩm Thanh là tiểu thuyết cổ điển của Hàn Quốc - một tác phẩm có sức lan tỏavà lay động sâu sắc tới độc giả. Không gian gia đình, không gian kinh thành, không gian biểnvà không gian long cung xuất hiện trong truyện góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phảnánh phạm vi hoạt động của nhân vật và phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng củangười Hàn. Từ khóa: Không gian nghệ thuật, Truyện Thẩm Thanh, Tiểu thuyết cổ điển, Hàn QuốcAbstract The art space in Tham Thanh story – a Korean classic novel Tham Thanh story is a Korean classic novel, which is very pervasive and deeply shakentowards its readers. The space of the family, the citadel, the sea and the underwater worldappearing in Tham Thanh story contribute to the storyline development, reflecting the operationrange of the characters as well as the rich and diverse spiritual life of the Korean. Keywords: art space, Tham Thanh story, classic novel, Korean1. Đặt vấn đề “Không gian nghệ thuật” là một phương diện thi pháp quan trọng của sáng tác vănhọc có vai trò xây dựng thế giới nghệ thuật, qua đó, thể hiện quan điểm của người sáng tácvề con người, xã hội và cuộc sống con người; thể hiện dụng công nghệ thuật của tác giả.Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, cácngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tácgiả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độcđáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Lý thuyết về không gian nghệ thuật giúp chúng tôi hiểu rõ về không gian nghệ thuậttrong Truyện Thẩm Thanh [1] của Hàn Quốc. Không gian trong truyện được mở rộng tới vôhạn nhưng luôn gắn với hành động của nhân vật, hành động tới đâu, không gian rộng tới đó.Không gian có một đặc tính là ít tính chống đối (cản trở) của môi trường vật chất, tức là“tính siêu dẫn” của không gian. Mọi hành động của nhân vật đều không gặp trở ngại.Không gian góp phần tạo nên kết thúc có hậu: người tốt luôn được may mắn. Do đó, truyệncó thể thoả mãn ước mơ của con người. Trong phạm vi nghiên cứu, người viết chủ yếu nghiên cứu không gian nghệ thuậttrong tác phẩm qua các loại không gian tiêu biểu: không gian gia đình, không giankinh thành, không gian biển và không gian long cung. Các loại không gian được phânchia theo mức độ từ hẹp đến rộng.* Email: vietlth@dlu.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 812. Khái quát về nội dung truyện Thẩm Thanh Truyện Thẩm Thanh là tiểu thuyết cổ điển của Hàn Quốc. Tác phẩm ra đời vào thờitrung đại và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hình thức Pansori, một loại hình nghệ thuật hát - kểchuyện truyền thống của Hàn Quốc. Đây được xem là một trong những tiểu thuyết cổ tiêubiểu của Hàn Quốc. Nhân vật chính trong truyện là Thẩm Thanh mồ côi mẹ từ nhỏ, lớn lêntrong tình yêu thương của người cha già mù loà. Tuy sống trong cảnh nghèo khổ nhưngThẩm Thanh luôn là người con có hiếu, được mọi người yêu mến. Thẩm Thanh thương cha,muốn giúp cha thực hiện lời hứa dâng lên Phật ba trăm thạch gạo (khoảng 600 bao gạo) đểmắt của cha có thể sáng trở lại nên cô đã bán mình cho đoàn người thuỷ thủ, làm vật hiến tếcho thuỷ thần. Khi gieo mình xuống biển, Thẩm Thanh được Long vương đón về thuỷ cungba năm, sau đó được quay trở lại trần gian và làm Hoàng hậu. Với mong ước tìm lại đượcngười cha yêu quý, Hoàng hậu cho mở tiệc chiêu đãi tất cả những người mù trong thiên hạ.Ngay khoảnh khắc mà hai cha con gặp nhau, người cha mù loà đã sáng mắt trở lại. Ngườicha được vua ban quan phục, ban chức và sống hạnh phúc. Truyện kết thúc có hậu: cha conđoàn tụ, vợ chồng hạnh phúc. Thẩm Thanh và nhà vua sinh được thái tử, cha của ThẩmThanh chung sống cùng một người phụ nữ tốt (bà An) và sinh được người con trai. Hai đứatrẻ lớn lên cùng lo việc triều chính. Cha của Thẩm Thanh đến tuổi tám mươi thì qua đời,Thẩm Thanh vô cùng đau buồn. Truyện ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Thẩm Thanh vànhấn mạnh luân lý của Nho giáo, luật nhân - quả của Phật giáo. Truyện Thẩm Thanh có nhiều dị bản khác nhau. Trước khi được sáng tác theo hìnhthức mới - hình thức tiểu thuyết, tác phẩm này đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian,là một trong những câu chuyện cổ tích tiêu biểu của người Hàn về lòng hiếu thảo của concái đối với cha mẹ. Với thể loại truyện cổ tích, câu chuyện có cốt truyệ ...