Danh mục tài liệu

Kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 748.66 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai Quý. Bài nghiên cứu này còn sử dụng Credit VaR để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực ngân hàng thương mại và nhận thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện Kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm B Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ài nghiên cứu này thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai Quý. Bài nghiên cứu này còn sử dụng Credit VaR để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực ngân hàng thương mại và nhận thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này cũng rất hữu ích cho Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn vốn tối thiếu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra. Từ khóa: Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng, Stress Test. 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của Stress Test đã được nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng gần đây và các vụ sụp đổ ngân hàng ở nhiều quốc gia. Hiểu biết sâu sắc về khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng trước các kịch bản kinh tế vĩ mô bất lợi giúp đánh giá đúng rủi ro hệ thống và các nhà điều hành có thể đưa ra chính sách quản lý kịp thời bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia. Bài nghiên cứu này thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích kịch bản. Khuôn khổ thực hiện bao gồm ba phần độc lập nhưng bổ sung cho nhau được kết hợp theo thứ tự. Phần đầu tiên sử dụng mô hình kinh tế lượng chuỗi thời gian để ước lượng mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô lựa chọn và sử dụng kết quả này để mô phỏng các kịch bản vĩ mô bất lợi trong hai năm tới. Phần thứ hai sử dụng mô hình kinh tế lượng theo dữ liệu bảng của tám ngân hàng thương mại được niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2013 để ước tính mối quan hệ của tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP. Sau đó, sử dụng kết quả này mô phỏng chất lượng tín dụng dưới các kịch bản xấu. Phần thứ ba ước tính phần tổn thất tín dụng, sử dụng mô hình giá trị tín dụng có rủi ro (Credit VaR). 2. Các nghiên cứu trước đây Stress Test là kĩ thuật đo lường biến động danh mục tài sản, tổ chức hoặc toàn bộ hệ thống tài chính dưới những kịch bản giả định. Kĩ thuật này được các nhà quản lý rủi ro ở ngân hàng, các nhà điều hành khu vực tài chính và cơ quan giám sát tài chính quốc gia sử dụng để đánh giá tính bất ổn của một ngân hàng đặc biệt hoặc toàn bộ hệ thống tài chính dưới các biến động bất lợi của nền kinh tế. Vào năm 1999, chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) là một kế hoạch liên kết giữa IMF và World Bank được thực hiện. Trong đó, Stress Test là một phần của chương trình này và đã được xem như là một công cụ chuẩn trong việc phân tích tính ổn định tài chính. Kể từ đó thì nhiều bài nghiên cứu đã ứng dụng công cụ này để đánh giá mức độ hồi phục của hệ thống ngân hàng ở những quốc gia khác nhau trước biến động vĩ mô bất lợi như là Berkowitz (1999), Pesola (2001), Froyland & Larsen (tháng 10, 2002), Boss & cộng sự (2002), Hoggarth & Whitley (2003), Gerlach & cộng sự (2003), Virolainen & Sorge (2006), Barnhill & cộng sự (2006), van den End & cộng sự (2006), Missina & Tessier Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 19 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện (2007). Mục tiêu chính của những bài nghiên cứu này là đo lường mức độ nhạy cảm của danh mục tín dụng trước kịch bản vĩ mô bất lợi. Những thử nghiệm như vậy làm rủi ro được minh bạch hơn, giúp đánh giá mức lỗ tiềm năng dưới điều kiện thị trường không bình thường. Trong đó, Boss (2002) sử dụng mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô để phân tích tình hình biến động xấu của thị trường gây áp lực lên xác suất vỡ nợ của ngân hàng Áo và tác giả đã nhận thấy sức sản xuất công nghiệp, tỷ lệ lạm phát, chỉ số chứng khoán, lãi suất ngắn hạn danh nghĩa và giá dầu là các nhân tố quyết định xác suất vỡ nợ. Sorge & Virolainen (2006) ứng dụng hai phương pháp trong Stress Test cho nền kinh tế Phần Lan là kết hợp phân tích kinh trước nhiều loại rủi ro khác nhau. Thông qua đó, các tác giả còn tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ vỡ nợ đặc trưng của ngành và GDP, lãi suất và tổng nợ của khu vực doanh nghiệp. Từ đó cho thấy biến động của môi trường kinh tế có ảnh hưởng lên dự phòng nợ khó đòi của ngân hàng. Một số nhà nghiên cứu đã kết hợp nợ xấu, khoản dự phòng nợ khó đòi và các nhân tố vĩ mô vào trong ma trận vector để đo lường tính bất ổn của hệ thống tài chính. Kalirai và Scheicher (2002) xây dựng mô hình ước lượng theo dữ liệu chuỗi thời gian giữa biến dự phòng nợ khó đòi tích lũy và một tập hợp lớn các biến kinh tế vĩ mô bao gồm GDP, lỗ hổng sản lượng ngành công nghiệp, chỉ số giá tiêu xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN đang trong giai đoạn sơ khởi. Bài nghiên cứu này được thực hiện để ước lượng mối liên hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng GDP và xem xét chất lượng tín dụng dưới tác động bất lợi mô phỏng của các nhân tố kinh tế vĩ mô ở VN. Từ đó giúp xác định khả năng tổn thất của các ngân hàng thương mại VN khi điều kiện kinh tế trở nên bất lợi. Bước đầu, cho thấy bức tranh tổng thể về tiềm lực tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại VN. 3. Dữ liệu nghiên cứu và lựa chọn các biến kinh tế vĩ mô Bài nghiên cứu này xem xét danh mục các biến kinh tế vĩ mô sử dụng trong phân tích kịch bản như sau: Bảng 1: Các biến kinh tế vĩ mô được xem xét lựa chọn để xây dựng kịch bản Biến Mô tả Biến Mô tả NGDP GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo mùa (Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả) CPI Chỉ số giá tiêu dùng VN (Nguồn: IMF) NR Lãi suất cơ bản danh nghĩa 1 năm (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước VN) LR Lãi suất cho vay (Nguồn: IMF) CR Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàn ...

Tài liệu có liên quan: