Danh mục tài liệu

Kiến thức bản địa về loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. ) của cộng đồng người cơ tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 556.76 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp các kinh nghiệm của người dân Cơ Tu về loài Đảng sâm để các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài này trong tương lai. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của cộng đồng (phỏng vấn hộ và phỏng vấn chuyên sâu) kết hợp với đánh giá các mô hình trồng Đảng sâm trên thực địa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức bản địa về loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. ) của cộng đồng người cơ tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng NamTẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆPISSN 2588-1256Tập 1(2) - 2017KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ LOÀI ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA(BLUME) HOOK. F. ) CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CƠ TUỞ HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAMTrần Công Định1,2, Trương Trịnh Nguyễn2, Nguyễn Văn Lợi1, Trần Minh Đức11Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế;2Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng NamLiên hệ email: trancongdinh1980@gmail.comTÓM TẮTĐảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) là một loài dược liệu quý, có giá trị kinhtế và bảo tồn cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp các kinh nghiệm của người dân CơTu về loài Đảng sâm để các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài này trong tương lai. Nghiêncứu đã sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của cộng đồng (phỏng vấn hộ và phỏngvấn chuyên sâu) kết hợp với đánh giá các mô hình trồng Đảng sâm trên thực địa. Kết quả nghiên cứucho thấy phần lớn người dân tộc Cơ Tu có cuộc sống gắn liền với cây Đảng sâm từ nhiều đời nay,trong số họ đang lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức có giá trị trong việc nhận biết về đặcđiểm sinh thái và phân bố, cách thức khai thác, sử dụng, gây trồng và chăm sóc loài Đảng sâm phùhợp với điều kiện tự nhiên ở các xã miền núi ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.Từ khóa: Đảng sâm, kiến thức bản địa, phân bố, gây trồng, Tây Giang.Nhận bài: 13/06/2017Hoàn thành phản biện: 24/08/2017Chấp nhận bài: 20/09/20171. MỞ ĐẦUKiến thức bản địa là hệ thống các kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của mộtcộng đồng tại một khu vực nào đó, nó tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất địnhvới sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định (HoàngXuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998). Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp kiến thức bảnđịa là cơ sở để lựa chọn mô hình phát triển nông thôn bền vững. Những thông tin từ kiếnthức bản địa là gợi ý tốt cho các giải pháp kỹ thuật được áp dụng.Đảng sâm là cây dược liệu quý có các tên gọi là Sâm leo, Phòng Đảng sâm, Đùi gà,Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, HàGiang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm Đồng, QuảngNam (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2002). Đảng sâm được xem là “nhân sâm của ngườinghèo’’ vì đây là một loài dược liệu quý, có tác dụng chữa bệnh như nhân sâm nhưng giá lạirẻ hơn (Đỗ Tất Lợi, 2006). Đảng sâm được xếp vào danh sách loài “sẽ nguy cấp” (Sách ĐỏViệt Nam, 2007). Để cây dược liệu Đảng sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập và chăm lo sức khỏe cho người dân ở các xãmiền núi năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Nghị quyết số202/2016/NQ-HĐND “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trênđịa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó chỉ rõ “Diện tích tối đa hỗ trợcho hộ gia đình trồng xen Đảng sâm dưới tán rừng là 0,7 ha/hộ và trồng thuần loài Đảng257HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGYISSN 2588-1256Vol. 1(2) - 2017sâm trên đất trống và nương rẫy là 0,5 ha/hộ” (Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triểnmột số cây dược liệu ở tỉnh Quảng Nam, 2016). Điều này đã mở ra cơ hội phát triển bềnvững loài Đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.Tây Giang là địa phương có cây Đảng sâm phân bố tự nhiên và bước đầu được nhândân gây trồng trong những năm gần đây. Hiện tại, huyện Tây Giang đang tập trung nghiêncứu bảo tồn, phát triển cây dược liệu Đảng sâm. Để dược liệu Đảng sâm trở thành cây xóađói, giảm nghèo như mục tiêu của huyện đề ra thì bên cạnh sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sáchNhà nước, cần phải phát huy tối đa tiềm lực của các bên liên quan. Kiến thức bản địa về loàiĐảng sâm là những kinh nghiệm quý về khai thác, nhân giống, gây trồng, chế biến, sử dụngđã được đúc kết và tồn tại qua thực tiễn. Bởi vậy, nghiên cứu kiến thức bản địa của cộngđồng người Cơ Tu về loài Đảng sâm là rất cần thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễnnhằm cung cấp thông tin, làm cơ sở khoa học đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triểnloài này bền vững trong tương lai, hướng tới việc gây trồng để tăng thu nhập, nâng cao đờisống người dân tại địa phương.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Nội dung nghiên cứuĐề tài tập trung nghiên cứu kiến thức bản địa về: (i) Sinh thái, phân bố, (ii) Khaithác, sử dụng, (iii) Gây trồng loài Đảng sâm.2.2. Phương pháp nghiên cứu- Điều tra, phỏng vấn: áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộngđồng PRA (Participatory Rapid Appraisal), phỏng vấn các đối tượng có kinh nghiệm trongthôn bản: già làng (10 người), trưởng bản (30 người), phụ nữ tham gia trồng Đảng sâm (50người). Phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở phiếu điều tra đơn giản nêu một số câu hỏichính đáp ứng mục tiêu, nội dung của đề tài.- Quan sát, đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: