
kính hiếu cha mẹ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
kính hiếu cha mẹ(Trích dẫn trong tác phẩm Tìm Hiểu Việc Đời Đã Qua 1 của Nguyễn-Phú-Thứ)Như đã biết, nếu không có cha mẹ sanh thành dưỡng dục, thì không có chúng ta ở trênquả đất nầy. Quả thật vậy :Công Cha như núi Thái Sơn,Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra,Một lòng thờ Mẹ kính Cha,Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...Ngoài ra, trong kinh Tâm Địa Quán, đức Phật cũng đã dạy về công ơn cha mẹ như sau :Ân cha lành cao như núi Thái,Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi,Dù cho dâng trọn một đời,Cũng không trả hết ân người sanh ta.Xuyên qua những lời dạy ở trên, tuy đơn sơ ngắn gọn, nhưng nó vô cùng trân quý, bởibổn phận làm con phải biết hiếu kính với cha mẹ đã được thấm nhuần từ xa xưa của tổtiên ông bà để lại cho ngày hôm nay. Hơn nữa, nếu xét về Dương Âm tức Trời Đất, thìngười Cha tức Dương và người Mẹ tức Âm, chẳng khác nào ban ngày và ban đêm haynói khác đi, nếu không có Thiên Địa tức Trời Đất, thì không thể tạo nên chúng sanh tứccon người được, cho nên nếu không có Cha sanh, Mẹ dưỡng thì không thể có chúng ta.Bởi vì :Có Cha, có Mẹ thì hơn,Không Cha, không Mẹ như đờn đứt dây. (*)(*) Ở đây ngụ ý nói là khi chúng ta sanh ra rồi, mà mất cha lẫn mẹ thì khốn khổ vô cùng.Người cha tuy không mang nặng đẻ đau như người mẹ, kể từ cấn thai cho đến nở nhụykhai hoa (sanh nở), mẹ phải mang nặng cái bào thai suốt trên chín tháng nặng nhọc, rồi bịhành thai, ăn uống vô cùng khó khăn, làm cho sức khoẻ của mẹ càng ngày tiều tụy, để rồiđúng ngày sanh nở phải đẻ đau. Nếu việc sanh đẻ suông sẻ, bình thường là tốt đẹp, thìxem như Mẹ tròn Con vuông (thành ngữ). Nếu như sanh đẻ khó khăn, đôi khi cũngnguy hiểm đến tánh mạng của mẹ, thì không khác gì người mẹ đi biển một mình, bởiđúng với câu :Đàn ông đi biển có đôiĐàn bà đi biển mồ côi một mình (tục ngữ).Sau khi sanh nở xong, mẹ cũng phải cận kề để lo cho con liên tục trong ba năm nhũ bộ,rồi cùng cha lo từ tấm tã, từ manh quần tấm áo, từ giấc ngủ cho đến khi đau ốm. Trái lại,nếu không có cha tạo thành cũng như lao tâm, lao lực, nhọc trí lo lắng cho con từ tinhthần đến vật chất để có sự sống và còn tiếp tay với mẹ dạy dỗ con từ tấm bé cho đến khikhôn lớn, thì không có con ngày hôm nay. Công ơn của cha mẹ đối với các con thật tolớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho contừng giấc ngủ canh khuya, nhất là sự lo lắng lúc mọc răng, ấm đầu phải chạy lo từng liềuthuốc hay giọt sữa...Để rồi, khi con khôn lớn, việc lo toan đó lại càng chồng chất nhiềunMẹ đánh một trăm (*)Không bằng cha hăm một tiếng(*) một trăm là để chỉ 100 roi.Công Cha như thế đó, còn công Mẹ như thế nào?Như chúng ta đều biết, sau khi con đã chào đời, mẹ lúc nào cũng ở cận kề con hơn cha,để cho con bú với bầu sữa mẹ mỗi khi con khát sữa, (Con không khóc, mẹ không cho conbú), trong suốt ba năm nhũ bộ, mỗi lần con mọc răng, ngứa nướu con thường cắn vú mẹ,nhưng người mẹ vẫn cam chịu đau và lại mừng thầm nữa, bởi vì, biết con đã mọc răngsữa, cho nên người mẹ mới mắng yêu rằng : Con đã mọc răng, nói năng gì nữa (tụcngữ). Khi con được vài tháng, mẹ bắt đầu nấu cháo hay nhai cơm cho nhuyễn với cá haythịt, với nước miếng của mẹ làm cho dễ tiêu, rồi mớm cơm vào miệng cho con ăn. Đó làphương pháp ngày xưa, phương pháp này rất tiện và có cả tình thương của mẹ dành chođứa con nữa, mặc dù thấy không hạp vệ sanh như ngày nay... Do những công lao của mẹnhư trên, đã được trong dân gian truyền khẩu qua ca dao, tục ngữ như sau :Con mẹ có thương mẹ thay,Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.Cha mẹ sanh thành tạo hóa,Nhai cơm, lựa cá, nhai cá lựa xương.HĐố ai đếm được lá rừng,Đố ai đếm được mấy từng trời cao,Đố ai đếm được những vì sao,Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.hoặc là :Nhớ ơn chín chữ (**) cù lao,Ba năm nh ũ bộ biết bao nhiêu tình (***).(**) Trong Kinh Thi của Khổng Tử đã nói đến 9 điểm, gọi là 9 chữ cù lao dành chongười mẹ. Đó lả : Sinh (sinh nở), Cúc (nâng đỡ), Phủ (vỗ về), Dục (dạy dỗ), Súc (chobú), Trưởng (nuôi lớn), Cố (trong nôm), Phục (nuông chiều), Phúc (che chở) .(***) Tình ở đây là tình mẹ dành cho con thật bao la, bát ngát vô tận, mỗi lần mẹ cấttiếng ru con ngủ, thì mẹ cũng nói lên nỗi niềm ấy như sau :Ví dầu cầu ván đóng đinh,Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,Khó đi mẹ dắt con đi,Con đi trường học, mẹ đi trường đời.hay là :Cha mẹ ngoảnh đi, thì con dại,Cha mẹ ngoảnh lại, thì con khôn. (tục ngữ)Và mẹ cũng hy sanh, dành nơi khô ráo cho con nằm ngủ, mỗi khi con đái dầm hoặcnhững đêm vào mùa thu con không ngủ được, vì trái nắng trở trời, mẹ phải thức thâu đêmđể đưa võng ru cho con ngủ, bởi có câu :Gió mùa thu mẹ mẹ ru con ngủ,Năm canh chày thức đủ năm canh.cho đến khi con lên ba tuổi, thì cha mẹ mới đỡ khổ. Quả đúng vậy, bởi vì :Ai rằng công mẹ như non,Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.Khi con khôn lớn, cha mẹ còn lo dựng vợ gả chồng (khi nhắc đến Đám Cưới, thôngthường trong dân gian biểu tượng Rồng (Long) và Phượng (Phụng) để chỉ Chồng và Vợhoặc là trong các nhà hàng ngày nay thường đặt tên Long Phụng. Bởi do tứ linh Long,Lân, Quy, Phụng mà ra. Nếu phân tích tứ linh së thấy : Long (dương), Lân (âm), Quy(dương), Phụng (âm), cho nên dùng tên Long Phụng cho ngắn gọn, để chỉ sự hạnh phúcbởi có trời (dương) và đất (âm) tức có chồng có vợ và trong dân gian thường chúc ĐámCưới : )., nhiều khi còn phải cực khổ với đàn cháu nhỏ cho đến ngày theo ông bà, cho nên bổnphận làm con phải biết kính hiếu cha mẹ, đúng như câu ca dao dưới đây :Công cha ba năm tình thâm lai láng,Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,CLên non mới biết non cao,Nuôi con mới biết công lao mẫu từ (ca dao).Nhưng xét cho kỹ, công lao của cha mẹ đều ngang nhau, cho nên nhân mùa Vu Lan, thiếtnghĩ bổn phận làm con, không những kính hiếu dành cho người mẹ bằng hoa hồng hayhoa trắng, mà phải lẫn người cha nữa. Bởi vì :Con có mẹ như măng ấp bẹ (thành ngữ)hay là :Con có cha như nhà có nóc (tục ngữ)hoặc là :Còn cha gót đỏ như son,Đến khi cha c ...
Tài liệu có liên quan:
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 277 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 215 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 138 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 136 0 0 -
1 trang 109 0 0
-
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 71 0 0 -
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 68 0 0 -
Sưu tầm truyện thơ của người Mường
6 trang 55 0 0 -
11 trang 48 0 0
-
29 trang 45 0 0
-
9 trang 41 0 0
-
Đồ án Môn học: Tự động hóa sản xuất
25 trang 40 0 0 -
Khoa học luận - Một số vấn đề cơ bản (Dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 1
86 trang 38 0 0 -
Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế
12 trang 37 0 0 -
Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1
126 trang 36 0 0 -
Undergraduate Students' Attitude Towards Learning English
7 trang 36 0 0 -
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
14 trang 36 0 0 -
Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Thông tin thư mục
144 trang 35 0 0 -
Sự khác biệt văn hóa - Khoa học nhân học: Phần 1
71 trang 35 0 0