Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 250.94 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt 10.700 MW, chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Kinh nghiệm quốc tế KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HẠT NHÂN Đặng Anh Thư Phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt 10.700 MW, chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia3. Tuy nhiên, điện hạt nhân cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định có thể dẫn đến các thảm họa khôn lường. Các sự cố hạt nhân lớn từng xảy ra trên thế giới như sự cố Kystym 1957 (Nga), Three Mile 1979 (Hoa Kỳ), Goiania 1987 (Bra-xin), Chernobyl 1986 (U-crai-na) và gần đây nhất là sự cố Fukushima 2011 tại Nhật Bản đã gây ra những thiệt hại nặng nề và có tác động to lớn đối với chính sách phát triển điện hạt nhân của nhiều quốc gia trên thế giới. Sau Fukushima, nhiều quốc gia đã có những cải cách mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức cũng như quy trình thủ tục đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Một số quốc gia khác xem xét trì hoãn việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Tuy nhiên, các quốc gia này đều có mối quan tâm chung về an toàn hạt nhân và bồi thường thiệt hại đối với các sự cố hạt nhân có tầm ảnh hưởng xuyên biên giới. Có thể nói, chưa bao giờ trên thế giới vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân lại trở thành chủ đề nóng được bàn thảo với tần suất cao như hiện nay. Bồi thường bao nhiêu và quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân như thế nào cho phù hợp là những câu hỏi được nhiều quốc gia quan tâm đặt ra. Cơ chế pháp lý quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Trước năm 1997, trên thế giới tồn tại hai cơ chế quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân. Thứ nhất, dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1963 (Công ước Viên) được mở ký cho mọi quốc gia, chính thức có hiệu lực từ năm 1977 và được sửa đổi năm 19974. Thứ hai, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Công ước Paris về trách nhiệm của bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 1960 (Công ước Paris) mở ký cho các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia khác khi được sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, chính thức có hiệu lực từ năm 1968 và được bổ sung bởi Công ước bổ sung Brussels 1963. Công ước Paris đã được sửa đổi ba lần vào các năm 1964, 1982 và 2004. Hai cơ chế quốc tế này đều có chung các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân, gồm: (i) trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân thuộc về chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân; (ii) trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là tuyệt đối; (iii) trách nhiệm bồi thường của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân có giới hạn về định mức5; iv) trách nhiệm bồi thường có giới hạn về mặt thời gian6; v) chủ thể vận hành cơ sở hạt 3 Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. 4 Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1997 (Công ước Viên 1997). 5 Công ước Viên quy định trách nhiệm tối thiểu của chủ thể vận hành là 5 triệu SDR và không quy định trách nhiệm tối đa; Công ước Viên 1997 quy định trách nhiệm của chủ thể vận hành không dưới 300 triệu SDR; với Công ước Paris 1960, trách nhiệm này được quy định không quá 15 triệu SDR và không dưới 5 triệu SDR; Công ước Brussels 1963 quy định tổng mức trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là 300 triệu SDR; Công ước Paris 2004 quy định mức 62 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS nhân phải mua bảo hiểm hoặc có hình thức bảo đảm tài chính khác để thực hiện trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại hạt nhân; (vi) quyền tài phán đối với các yêu cầu đòi bồi thường thuộc về tòa án có thẩm quyền của quốc gia xảy ra sự cố hạt nhân; (vii) Công ước được áp dụng không phân biệt quốc tịch, dân tộc hay nơi cư trú. Với vai trò là cầu nối giữa Công ước Viên và Công ước Paris, Nghị định thư chung về việc áp dụng Công ước Viên và Công ước Paris ra đời năm 1988 đã xóa đi ranh giới địa lý giữa hai Công ước. Năm 1997, bên cạnh việc thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên, tăng mức trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân từ 5 triệu SDR7 lên 300 triệu SDR (khoảng 450 triệu USD), IAEA đã thông qua Công ước Bồi thường bổ sung đối với thiệt hại hạt nhân (CSC). Công ước này được mở ký cho mọi quốc gia, thành viên của Công ước Viên, Công ước Paris hay chưa là thành viên của công ước nào đều có thể ký hoặc phê chuẩn Công ước nếu nội luật có quy định phù hợp về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Mục đích của CSC nhằm tạo ra cơ chế toàn cầu về trách nhiệm hạt nhân và đóng vai trò là “chiếc ô” về cơ chế bồi thường thiệt hại hạt nhân cho mọi quốc gia. Điểm khác biệt của CSC đối với Công ước Viên và Công ước Paris là quy định về quỹ quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Theo đó, các quốc gia thành viên của CSC ngoài việc đảm bảo trách nhiệm tài chính đối với thiệt hại hạt nhân xảy ra do sự cố hạt nhân ở mức không dưới 300 triệu SDR, có nghĩa vụ đóng góp cho Quỹ bồi thường thiệt hại hạt nhân quốc tế. Quỹ bồi thường được hình thành khi xảy ra sự cố hạt nhân tại các quốc gia thành viên với mức bồi thường từ trên 300 triệu SDR trở lên. Tỉ lệ đóng góp của các quốc gia thành viên CSC cho Quỹ bồi thường 90% dựa trên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Kinh nghiệm quốc tế KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HẠT NHÂN Đặng Anh Thư Phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt 10.700 MW, chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia3. Tuy nhiên, điện hạt nhân cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định có thể dẫn đến các thảm họa khôn lường. Các sự cố hạt nhân lớn từng xảy ra trên thế giới như sự cố Kystym 1957 (Nga), Three Mile 1979 (Hoa Kỳ), Goiania 1987 (Bra-xin), Chernobyl 1986 (U-crai-na) và gần đây nhất là sự cố Fukushima 2011 tại Nhật Bản đã gây ra những thiệt hại nặng nề và có tác động to lớn đối với chính sách phát triển điện hạt nhân của nhiều quốc gia trên thế giới. Sau Fukushima, nhiều quốc gia đã có những cải cách mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức cũng như quy trình thủ tục đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Một số quốc gia khác xem xét trì hoãn việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Tuy nhiên, các quốc gia này đều có mối quan tâm chung về an toàn hạt nhân và bồi thường thiệt hại đối với các sự cố hạt nhân có tầm ảnh hưởng xuyên biên giới. Có thể nói, chưa bao giờ trên thế giới vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân lại trở thành chủ đề nóng được bàn thảo với tần suất cao như hiện nay. Bồi thường bao nhiêu và quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân như thế nào cho phù hợp là những câu hỏi được nhiều quốc gia quan tâm đặt ra. Cơ chế pháp lý quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Trước năm 1997, trên thế giới tồn tại hai cơ chế quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân. Thứ nhất, dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1963 (Công ước Viên) được mở ký cho mọi quốc gia, chính thức có hiệu lực từ năm 1977 và được sửa đổi năm 19974. Thứ hai, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Công ước Paris về trách nhiệm của bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 1960 (Công ước Paris) mở ký cho các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia khác khi được sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, chính thức có hiệu lực từ năm 1968 và được bổ sung bởi Công ước bổ sung Brussels 1963. Công ước Paris đã được sửa đổi ba lần vào các năm 1964, 1982 và 2004. Hai cơ chế quốc tế này đều có chung các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân, gồm: (i) trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân thuộc về chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân; (ii) trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là tuyệt đối; (iii) trách nhiệm bồi thường của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân có giới hạn về định mức5; iv) trách nhiệm bồi thường có giới hạn về mặt thời gian6; v) chủ thể vận hành cơ sở hạt 3 Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. 4 Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1997 (Công ước Viên 1997). 5 Công ước Viên quy định trách nhiệm tối thiểu của chủ thể vận hành là 5 triệu SDR và không quy định trách nhiệm tối đa; Công ước Viên 1997 quy định trách nhiệm của chủ thể vận hành không dưới 300 triệu SDR; với Công ước Paris 1960, trách nhiệm này được quy định không quá 15 triệu SDR và không dưới 5 triệu SDR; Công ước Brussels 1963 quy định tổng mức trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là 300 triệu SDR; Công ước Paris 2004 quy định mức 62 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS nhân phải mua bảo hiểm hoặc có hình thức bảo đảm tài chính khác để thực hiện trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại hạt nhân; (vi) quyền tài phán đối với các yêu cầu đòi bồi thường thuộc về tòa án có thẩm quyền của quốc gia xảy ra sự cố hạt nhân; (vii) Công ước được áp dụng không phân biệt quốc tịch, dân tộc hay nơi cư trú. Với vai trò là cầu nối giữa Công ước Viên và Công ước Paris, Nghị định thư chung về việc áp dụng Công ước Viên và Công ước Paris ra đời năm 1988 đã xóa đi ranh giới địa lý giữa hai Công ước. Năm 1997, bên cạnh việc thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên, tăng mức trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân từ 5 triệu SDR7 lên 300 triệu SDR (khoảng 450 triệu USD), IAEA đã thông qua Công ước Bồi thường bổ sung đối với thiệt hại hạt nhân (CSC). Công ước này được mở ký cho mọi quốc gia, thành viên của Công ước Viên, Công ước Paris hay chưa là thành viên của công ước nào đều có thể ký hoặc phê chuẩn Công ước nếu nội luật có quy định phù hợp về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Mục đích của CSC nhằm tạo ra cơ chế toàn cầu về trách nhiệm hạt nhân và đóng vai trò là “chiếc ô” về cơ chế bồi thường thiệt hại hạt nhân cho mọi quốc gia. Điểm khác biệt của CSC đối với Công ước Viên và Công ước Paris là quy định về quỹ quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Theo đó, các quốc gia thành viên của CSC ngoài việc đảm bảo trách nhiệm tài chính đối với thiệt hại hạt nhân xảy ra do sự cố hạt nhân ở mức không dưới 300 triệu SDR, có nghĩa vụ đóng góp cho Quỹ bồi thường thiệt hại hạt nhân quốc tế. Quỹ bồi thường được hình thành khi xảy ra sự cố hạt nhân tại các quốc gia thành viên với mức bồi thường từ trên 300 triệu SDR trở lên. Tỉ lệ đóng góp của các quốc gia thành viên CSC cho Quỹ bồi thường 90% dựa trên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh nghiệm quốc tế Bồi thường thiệt hại hạt nhân Điện hạt nhân Năng lượng hạt nhân Năng lương nguyên tửTài liệu có liên quan:
-
Thiết kế, chế tạo thiết bị đo phóng xạ đa năng dùng trong mục đích quân sự
10 trang 256 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 249 0 0 -
Đề tài về: Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của thiết bị năng lương nguyên tử
12 trang 114 0 0 -
12 trang 98 0 0
-
19 trang 79 0 0
-
Giới thiệu tổng quan về nền nông nghiệp hữu cơ và khả năng ứng dụng năng lượng nguyên tử
6 trang 67 0 0 -
58 trang 48 0 0
-
An toàn hạt nhân - Yếu tố quyết định tương lai điện hạt nhân
3 trang 47 0 0 -
Hỏi đáp về năng lượng nguyên tử part 1
12 trang 42 0 0 -
Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam
5 trang 42 0 0