Danh mục tài liệu

Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ khám phá các kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị, đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thịTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN ĐÔ THỊ Lê Thị Ly Na Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng Email: naltl@dau.edu.vn Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 24/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Ở Việt Nam hiện nay, bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị là một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là quá trình đô thị hóa diễn ra rộng khắp chưa từng có trong lịch sử. Vậy làm thế nào để thực hiện yêu cầu rất ý nghĩa này một cách hiệu quả? Tìm hiểu, chắc lọc và rút ra được những kinh nghiệm trong nước và quốc tế sẽ là một trong những đóng góp để giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó, bài báo này, bằng những phương pháp thích hợp, sẽ đưa ra một số kinh nghiệm mang tính khả thi, trong đó có những nội dung về (1) cách tiếp cận vấn đề, (2) cách quy hoạch cụ thể và (3) cách thực hiện các bước trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị ở Việt Nam. Từ khóa: Bảo tồn, phát huy, giá trị di sản đô thị, kinh nghiệm.1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc bảo tồn và pháthuy giá trị di sản đô thị ngày càng trở nên quan trọng. Di sản đô thị không chỉ lànhững công trình kiến trúc không gian đô thị có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là bảnsắc, linh hồn của mỗi thành phố. Đây là những tài sản vô giá, là cầu nối giữa quá khứvà hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại. Bài báo này sẽ khám phá các kinh nghiệm từcác quốc gia trên thế giới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị, đồng thờiđề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, phân tích và tổng hợp. 213Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phát triển đô thị là vấn đề luôn được quan tâm trong công tác quản lý và quyhoạch, được xem như là chất xúc tác trong việc tái tạo đô thị, giữ gìn và phát huy cácgiá trị lịch sử ,văn hóa, cảnh quan tự nhiên và trở thành động lực phát triển kinh tế - xãhội. Do đó, chính sách bảo tồn các di sản luôn được các đô thị trên toàn thế giới quantâm tuy nhiên ở nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế và thểchế. Đô thị là nơi tập trung cư dân sinh sống với cấu trúc vật lý xã hội. Điều nàykhẳng định “Địa điểm” hay “không gian” đô thị luôn tồn tại các giá trị đối với cộngđồng, là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý, các nhà quy hoạch nghiên cứu và quantâm đến các giá trị địa điểm trong đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống của cư dân.Các giá trị mà không gian đô thị mang lại là trao đổi, sử dụng, bản sắc, xã hội, môitrường và văn hóa hình thành nên chất lượng không gian đô thị. Qua nghiên cứu, chấtlượng không gian đô thị (i) có tác động đến sức khỏe người dân đô thị như thể chất,tâm thần, thể dục.. và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; (ii) tác động đếnxã hội về khía cạnh hòa nhập, dung hòa các lợi ích, giảm thiểu tình trạng tội phạm vàtăng khả năng hòa nhập; (iii) tác động đến phát triển kinh tế thông qua nghiên cứu lĩnhvực bất động sản như loại hình nhà ở, không gian công cộng, hoạt động thương mạidịch vụ và tính khả năng trong đầu tư…; (iv) tác động đến môi trường với các thiết kếvà xây dựng kỹ thuật thích ứng với phát triển bền vững như giảm chất thải, giảm khíphát thải, giảm ô nhiểm. Có thể thấy, chất lượng của không gian đô thị cao mang lạigiá trị lớn cho cư dân trong đô thị: Làm tăng giá trị về kinh tế, xã hội, sức khỏe và môitrường. [1] Vấn đề bảo tồn, tái tại di sản văn hóa nói chung, di sản đô thị nói riêng từ lâuđã được quốc tế quan tâm. Quan điểm hội nhập tích cực di sản đô thị vào cuộc sốnghiện đại ở mọi cấp bậc của công tác quy hoạch đô thị, hoặc phát triển đô thị phải gắnliền với việc bảo vệ, tái tạo di sản đô thị đã trở thành tư tưởng chủ đạo, phù hợp với sựphát triển khách quan tạo nền tảng cho đô thị phát triển trong sự bảo tồn và phát huynhững giá trị văn hóa, lịch sử của từng dân tộc, đảm bảo đô thị vừa có dấu ấn của hiệnđại vừa đậm đà bản sắc truyền thống.3.1. Kinh nghiệm trong nước Một trong những kinh nghiệm trong nước là nhìn lại những bất cập cần phảiloại bỏ và định hướng tốt hơn. Bảo tồn di sản đô thị ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống.Phần lớn các đồ án quy hoạch cải tạo và xây dựng đô thị, dự án, để tài nghiên cứu…mới chỉ quan tâm giải quyết một số vấn đề trong sự phát triển chung đô thị hoặc trongcác khu phố cổ, phố cũ hoặc bản thân từng quần thể, từng công trình kiến trúc, cảnh 214TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024)quan cụ thể, đơn lẻ mà chưa quan tâm đầy đủ, có cơ sở... nhằm xây dựng kế hoạch bảotồn di sản ở diện rộng trong tổng thể cấu trúc đô thị phát triển một cách có bài bản. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, làsản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từthế hệ này qua thế hệ khác. Di sản đô thị là biểu hiện nội hàm của văn hoá. Các đô thịcàng có tuổi đời cao càng có bề dày lịch sử, truyền thống, cùng lưu giữ nhiều giá trịvăn hoá, càng có sức sống và càng có sự cạnh tranh cao trong môi trường phát triểnmới. Hiện nay, trong công t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: