
Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997-2018)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997-2018) MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM (1997- 2018) Nguyễn Văn Hợi1 Nguyễn Thị Khuê 2 Tóm tắt: Là thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ với vị trí địa chiến lược quan trọng đang phát huy vai trò là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau hơn 20 năm xây dựng (1997- 2018), cùng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự gia tăng dân số và phát triển hạ tầng đô thị; quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngoài những nét chung của quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa ở thành phố (TP) Tam Kỳ còn mang những đặc điểm riêng. Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nét đặc trưng độc đáo riêng biệt trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ. Thông qua đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị và đề xuất giải pháp trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa xu hướng phát triển đô thị hiện đại và gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi nhằm góp phần phát triển bền vững thành phố Tam Kỳ trong tương lai. Từ khóa: Đô thị hóa; Tam Kỳ; Công nghiệp hóa; Quảng Nam; Phát triển đô thị. 1. Mở đầu Tên gọi Tam Kỳ chính thức ra đời từ năm 1906 dưới thời vua Thành Thái thứ 18 [15; tr.6]. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, danh xưng này vẫn tồn tại và chính thức trở thành tên gọi của thành phố tỉnh lị trực thuộc tỉnh Quảng Nam theo nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ. Trong buổi đầu mới tách tỉnh, Tam Kỳ cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, thông qua việc phát huy hiệu quả chính sách đầu tư của trung ương, tỉnh và từ chính nội lực của mình, Tam Kỳ đã kịp thời bắt nhịp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ từ năm 1997 đến năm 2018, mang những nội dung nổi bật sau. 2. Nội dung 2.1. Đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ phát triển mạnh mẽ và có sự phân khúc Trước năm 1997, Tam Kỳ là một đô thị nhỏ, cơ sở hạ tầng ở mức nghèo về mọi mặt với đại bộ phận dân số chủ yếu làm nông nghiệp, hệ thống giao thông lạc hậu [10; tr.5]. Kể từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay (2020), Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng 1. Hvch – Lịch sử Việt Nam khóa 37-Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng 2. Trưởng Khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí MinhTrường Chính trị tỉnh Quảng Nam 19 MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA... Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ và phân khúc qua 2 giai đoạn chủ yếu. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006, với nguồn vốn đầu tư từ trung ương, cơ sở vật chất hạ tầng của thành phố dần dần được thiết lập. Theo đó, những cơ sở công nghiệp đầu tiên như Trường Xuân, Thuận Yên, Tam Thăng hay các công trình giao thông trọng điểm như đường Hùng Vương, Bạch Đằng, Tam Thanh ven biển... bắt đầu được xây dựng. Ngoài ra, các công trình quan trọng khác như kè sông Tam Kỳ, Trung tâm thương mại Tam Kỳ đi vào hoạt động. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch mạnh. Năm 2006, thương mại - dịch vụ chiếm 56,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,3% tỷ trọng các ngành kinh tế của cả tỉnh với tổng số 267 doanh nghiệp và 4.600 cơ sở kinh doanh. Hoạt động thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.200 tỷ đồng (gấp 10 lần giá trị của ngành nông - lâm - thủy sản). Tổng thu ngân sách vượt 39% và thu nhập bình quân đầu người đạt 800USD [16; tr.6]. Những số liệu này cho thấy một bước thay đổi rõ rệt của Tam Kỳ khi từ một thị xã lấy nông nghiệp làm chủ đạo đến một thành phố mà cơ cấu công nghiệp - dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế. Bộ mặt thành phố thay đổi theo hướng hiện đại đã dẫn đến những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của đại bộ phận cư dân. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Kỳ đã giảm xuống còn 11,82% (so với 19,6% vào năm 1997) và tỷ lệ hộ đói chỉ còn 4,49% [7; tr.125]. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đạt được những bước tiến quan trọng. Đến năm 2003, Tam Kỳ căn bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Không những thế, các khía cạnh khác như y tế, dân số, gia đình và trẻ em, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, và phát thanh truyền hình có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2018, quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá với tổng mức lưu chuyển hàng hóa thương mại dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 28.649 tỷ đồng, tăng bình quân 24,6%/năm, vượt 1,6%/năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (23%) [2; tr.11]. Hệ thống các trung tâm thương mại và chợ được xây dựng mới, kiện toàn phục vụ cho hoạt động mua bán của nhân dân. Tính đến năm 2018, Tam Kỳ có 07 chợ và 2 siêu thị, đặc biệt siêu thị Co-op Mart đi vào hoạt động rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ hình thành như bất động sản, thông tin truyền thông.. Tổng thu ngân sách đạt 3.728 tỷ đồng, trong đó thương mại - dịch vụ chiếm 72,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,5% tỷ trọng các ngành kinh tế. Cũng trong năm 2018, xuất nhập khẩu của thành phố đạt giá trị 397 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người là 31,5 triệu đồng/năm và hơn 23 nghìn lao động được giải quyết việc làm [5; tr.382]. Đời sống vật chất người dân thay đổi rõ rệt với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 1% [5; tr.6-7]. 20 Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Thị Khuê Lĩnh vực hạ tầng xã hội cũng được chính quyền quan tâm và thu được những kết quả đáng kể. Thành phố tập trung đầu tư phát triển mạng lưới trường học, trạm y tế (3). Năm 2013, Tam Kỳ đã hoàn thành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đô thị hóa ở Tam Kỳ Công nghiệp hóa Phát triển đô thị Quá trình phát triển đô thị hóa Phát triển hạ tầng đô thịTài liệu có liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 419 0 0 -
Bài thuyết trình: Công nghiệp hóa trước đổi mới
25 trang 212 0 0 -
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 202 0 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 190 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
258 trang 189 0 0 -
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 154 0 0 -
131 trang 138 0 0
-
6 trang 130 0 0
-
Chủ đề 6: Khoa học công nghệ đối với công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
33 trang 123 0 0 -
Phát huy vai trò của trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
3 trang 110 0 0 -
Đề tài Khoa học công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam
28 trang 104 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại điện tử, văn phòng cho thuê
28 trang 99 1 0 -
103 trang 97 1 0
-
5 trang 96 0 0
-
57 trang 89 0 0
-
25 trang 87 0 0
-
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
35 trang 82 0 0 -
Tiểu luận: Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
18 trang 82 0 0 -
26 trang 76 0 0
-
TIỂU LUẬN: Nội dung cơ bản của của Đại hội đại biểu VI của Đảng
10 trang 71 0 0