Kinh nghiệm trong xây dựng công cụ giám sát và quản trị chất lượng cho doanh nghiệp ngành nước ở Đức
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.12 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này trình bày kinh nghiệm của Đức trong xây dựng và áp
dụng những công cụ quản trị hiện đại cho các đơn vị trong ngành, để từ đó xây dựng một ngành nước hiện đại, đi đầu ở châu Âu và trên thế giới. Một vài ý tưởng cũng như kinh nghiệm của nước Đức có thể giúp cho hoàn thiện công tác quản lý ngành cấp thoát nước và thủy nông ở Việt Nam theo hướng hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm trong xây dựng công cụ giám sát và quản trị chất lượng cho doanh nghiệp ngành nước ở Đức THÔNG TIN KHOA HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CÔNG CỤ GIÁM SÁT VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH NƯỚC Ở ĐỨC Nguyễn Trung Dũng1, 2 Tóm tắt: Công cụ quản lý hữu hiệu như Benchmarking với các chỉ số về an toàn trong cung ứng, chất lượng nước, dịch vụ khách hàng, bền vững và kinh tế đóng vai trò trọng tâm khi thực hiện chiến lược hiện đại hóa quản lý ngành nước ở Đức. Tiếp theo là công cụ quản trị rủi ro/cơ hội và thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard). Trong khuôn khổ một dự án của Hiệp hội khí đốt và nước DVGW thì rà soát lại toàn bộ những dự án Benchmarking của 12/16 bang được làm từ năm 1996/97 và hoàn thiện. Với công cụ quản trị hữu hiệu này, trên 6.200 doanh nghiệp trong ngành nước được quản lý thống nhất. Bài báo này trình bày kinh nghiệm của Đức trong xây dựng và áp dụng những công cụ quản trị hiện đại cho các đơn vị trong ngành, để từ đó xây dựng một ngành nước hiện đại, đi đầu ở châu Âu và trên thế giới. Một vài ý tưởng cũng như kinh nghiệm của nước Đức có thể giúp cho hoàn thiện công tác quản lý ngành cấp thoát nước và thủy nông ở Việt Nam theo hướng hiện đại. Từ khoá: Benchmarking, thẻ điểm cân bằng, Balanced scorecard BSC, doanh nghiệp ngành nước, công ty thủy nông, công cụ hỗ trợ quản lý và giám sát có hệ thống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi các doanh nghiệp tìm cách quản lý hữu hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh đang được mở rộng và trở nên phức tạp thì nhu cầu về xây dựng một hệ thống Benchmarking ngày càng tăng. Nó làm cơ sở cho quản trị rủi ro và thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard). Những công cụ này có thể lượng hóa và đo lường một cách hiệu quả tất cả hoạt động của doanh nghiệp (DN) và giúp cho công tác giám sát và quản lý một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN. Sau đây xin giới thiệu ngắn về chúng. Công cụ Benchmarking1, ra đời ở Tập đoàn Xerox (Hoa Kỳ) trong thập niên 1970, sau đó được áp dụng ở nhiều công ty, hiện được mở rộng sang các lĩnh vực công như chính phủ, bệnh viện và trường đại học. Thực chất đó là 1 Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi. Đội tư vấn PIC thuộc dự án VIAIP (Cải thiện nông nghiệp có tưới của WB7). 1 Hay trong một số tài liệu dịch sang tiếng Việt là định chuẩn (xác định chuẩn mực). Trong bài này sử dụng nguyên từ tiếng Anh. 2 một hệ thống các chỉ số cơ bản đặc trưng để so sánh và giúp cải thiện năng suất của một DN/tổ chức. Kỹ thuật này được sử dụng để so sánh tình hình hoạt động nội trong một DN/tổ chức (Benchmarking nội bộ); hoặc giữa các DN/tổ chức khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh vực tương tự (Benchmarking bên ngoài). Có thể nói, Benchmarking là một quá trình liên tục đánh giá, đo lường những sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động của mình so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc những DN/tổ chức dẫn đầu trong ngành. Phương pháp này cũng được hiểu như tìm kiếm những cách thức tốt nhất trong thực tiễn giúp cho DN hoạt động tốt hơn trong ngành. Thẻ điểm cân bằng BSC được Kaplan & Norton (Harvard University) lần đầu tiên đề xuất vào đầu thập niên 1990. Hai ông đã phát hiện một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý DN chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Điều này chỉ phù hợp với những điều kiện trong quá khứ, nhưng trong thế giới kinh doanh hiện nay thì đòi hỏi các DN phải quản lý dựa vào một bộ các chỉ KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 135 số đo lường tốt và hoàn thiện hơn. Chỉ số đo tài chính là cần thiết, nhưng chỉ số này chỉ cho ta biết điều đã xảy ra trong quá khứ (hoạt động kinh doanh đã diễn ra). Ngược lại không cho ta biết vấn đề gì sẽ xảy ra trong tương lai, mọi hoạt động DN sẽ ra sao. Điều này cho thấy, chúng ta đang điều hành DN như lái chiếc ô tô mà chỉ nhìn vào gương hậu! Thẻ điểm cân bằng BSC là một hệ thống quản lý, giúp DN thiết lập, thực hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến lược và mục tiêu của mình. Sau khi các DN thiết lập và phát triển các chiến lược, DN sẽ triển khai, thực hiện và giám sát chiến lược thông qua bốn khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Học tập & phát triển và Quá trình hoạt động nội bộ. Bốn khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa DN thành công và DN thất bại. Ngành thủy lợi/nước gồm hai khối thủy lợi đô thị và thủy lợi nông nghiệp (sau đây: thủy nông), là một ngành lớn có nhiệm vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì nước là sự sống. Trong hai khối ngành này có nhiều DN ở trung ương và địa phương đang hoạt động. Để hiện đại hóa công tác quản lý và giám sát chất lượng hoạt động của các DN trong ngành nước cũng như giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn thì cần áp dụng các công cụ quản lý hiện đại và hiệu quả. Trong bài báo này, tác giả trình bày kinh nghiệm áp dụng Benchmarking và BSC trong ngành nước ở Đức. Từ đó rút ra những bài học và khả năng áp dụng ở Việt Nam cũng như góp phần hoàn thiện hệ thống Benchmarking và BSC hiện đang có. 2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CÔNG ÍCH TRONG NGÀNH NƯỚC Ở ĐỨC BẰNG BENCHMARKING VÀ BSC 2.1. Bối cảnh của ngành nước (BMU, 2011) Ngành nước của Đức được chia thành hai nhóm: cấp nước & tiêu thoát nước thải và công nghiệp phụ trợ ngành. Nhóm ngành cấp nước & tiêu thoát nước thải gồm: DN cấp nước, DN tiêu thoát nước thải, DN cấp nước và tiêu thoát nước thải, DN cung ứng dịch vụ hỗ trợ trong ngành. Còn nhóm ngành công nghiệp phụ trợ ngành gồm: DN sản xuất hệ thống trang thiết bị máy 136 móc, DN xây dựng, DN xây lắp và cung ứng cấu kiện, DN sản xuất ống, DN chuyên sửa chữa đường ống và kênh mương, DN sản xuất linh kiện và thiết bị đo lường, điều khiển và điều chỉnh, DN tư vấn và quy hoạch. Còn tưới cho nông nghiệp thì do diện tích tưới nhỏ và hình thức tưới phun là chính nên các DN nông nghiệp tự đảm nhận hoặc liên kết các DN nông nghiệp với nhau.2 So với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng khác thì cấp nước là một lĩnh vực ngoại lệ của luật cạnh tranh. Một số nhỏ các DN thuộc tư nhân, còn phần lớn là tài sản công. Cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm trong xây dựng công cụ giám sát và quản trị chất lượng cho doanh nghiệp ngành nước ở Đức THÔNG TIN KHOA HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CÔNG CỤ GIÁM SÁT VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH NƯỚC Ở ĐỨC Nguyễn Trung Dũng1, 2 Tóm tắt: Công cụ quản lý hữu hiệu như Benchmarking với các chỉ số về an toàn trong cung ứng, chất lượng nước, dịch vụ khách hàng, bền vững và kinh tế đóng vai trò trọng tâm khi thực hiện chiến lược hiện đại hóa quản lý ngành nước ở Đức. Tiếp theo là công cụ quản trị rủi ro/cơ hội và thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard). Trong khuôn khổ một dự án của Hiệp hội khí đốt và nước DVGW thì rà soát lại toàn bộ những dự án Benchmarking của 12/16 bang được làm từ năm 1996/97 và hoàn thiện. Với công cụ quản trị hữu hiệu này, trên 6.200 doanh nghiệp trong ngành nước được quản lý thống nhất. Bài báo này trình bày kinh nghiệm của Đức trong xây dựng và áp dụng những công cụ quản trị hiện đại cho các đơn vị trong ngành, để từ đó xây dựng một ngành nước hiện đại, đi đầu ở châu Âu và trên thế giới. Một vài ý tưởng cũng như kinh nghiệm của nước Đức có thể giúp cho hoàn thiện công tác quản lý ngành cấp thoát nước và thủy nông ở Việt Nam theo hướng hiện đại. Từ khoá: Benchmarking, thẻ điểm cân bằng, Balanced scorecard BSC, doanh nghiệp ngành nước, công ty thủy nông, công cụ hỗ trợ quản lý và giám sát có hệ thống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi các doanh nghiệp tìm cách quản lý hữu hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh đang được mở rộng và trở nên phức tạp thì nhu cầu về xây dựng một hệ thống Benchmarking ngày càng tăng. Nó làm cơ sở cho quản trị rủi ro và thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard). Những công cụ này có thể lượng hóa và đo lường một cách hiệu quả tất cả hoạt động của doanh nghiệp (DN) và giúp cho công tác giám sát và quản lý một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN. Sau đây xin giới thiệu ngắn về chúng. Công cụ Benchmarking1, ra đời ở Tập đoàn Xerox (Hoa Kỳ) trong thập niên 1970, sau đó được áp dụng ở nhiều công ty, hiện được mở rộng sang các lĩnh vực công như chính phủ, bệnh viện và trường đại học. Thực chất đó là 1 Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi. Đội tư vấn PIC thuộc dự án VIAIP (Cải thiện nông nghiệp có tưới của WB7). 1 Hay trong một số tài liệu dịch sang tiếng Việt là định chuẩn (xác định chuẩn mực). Trong bài này sử dụng nguyên từ tiếng Anh. 2 một hệ thống các chỉ số cơ bản đặc trưng để so sánh và giúp cải thiện năng suất của một DN/tổ chức. Kỹ thuật này được sử dụng để so sánh tình hình hoạt động nội trong một DN/tổ chức (Benchmarking nội bộ); hoặc giữa các DN/tổ chức khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh vực tương tự (Benchmarking bên ngoài). Có thể nói, Benchmarking là một quá trình liên tục đánh giá, đo lường những sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động của mình so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc những DN/tổ chức dẫn đầu trong ngành. Phương pháp này cũng được hiểu như tìm kiếm những cách thức tốt nhất trong thực tiễn giúp cho DN hoạt động tốt hơn trong ngành. Thẻ điểm cân bằng BSC được Kaplan & Norton (Harvard University) lần đầu tiên đề xuất vào đầu thập niên 1990. Hai ông đã phát hiện một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý DN chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Điều này chỉ phù hợp với những điều kiện trong quá khứ, nhưng trong thế giới kinh doanh hiện nay thì đòi hỏi các DN phải quản lý dựa vào một bộ các chỉ KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 135 số đo lường tốt và hoàn thiện hơn. Chỉ số đo tài chính là cần thiết, nhưng chỉ số này chỉ cho ta biết điều đã xảy ra trong quá khứ (hoạt động kinh doanh đã diễn ra). Ngược lại không cho ta biết vấn đề gì sẽ xảy ra trong tương lai, mọi hoạt động DN sẽ ra sao. Điều này cho thấy, chúng ta đang điều hành DN như lái chiếc ô tô mà chỉ nhìn vào gương hậu! Thẻ điểm cân bằng BSC là một hệ thống quản lý, giúp DN thiết lập, thực hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến lược và mục tiêu của mình. Sau khi các DN thiết lập và phát triển các chiến lược, DN sẽ triển khai, thực hiện và giám sát chiến lược thông qua bốn khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Học tập & phát triển và Quá trình hoạt động nội bộ. Bốn khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa DN thành công và DN thất bại. Ngành thủy lợi/nước gồm hai khối thủy lợi đô thị và thủy lợi nông nghiệp (sau đây: thủy nông), là một ngành lớn có nhiệm vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì nước là sự sống. Trong hai khối ngành này có nhiều DN ở trung ương và địa phương đang hoạt động. Để hiện đại hóa công tác quản lý và giám sát chất lượng hoạt động của các DN trong ngành nước cũng như giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn thì cần áp dụng các công cụ quản lý hiện đại và hiệu quả. Trong bài báo này, tác giả trình bày kinh nghiệm áp dụng Benchmarking và BSC trong ngành nước ở Đức. Từ đó rút ra những bài học và khả năng áp dụng ở Việt Nam cũng như góp phần hoàn thiện hệ thống Benchmarking và BSC hiện đang có. 2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CÔNG ÍCH TRONG NGÀNH NƯỚC Ở ĐỨC BẰNG BENCHMARKING VÀ BSC 2.1. Bối cảnh của ngành nước (BMU, 2011) Ngành nước của Đức được chia thành hai nhóm: cấp nước & tiêu thoát nước thải và công nghiệp phụ trợ ngành. Nhóm ngành cấp nước & tiêu thoát nước thải gồm: DN cấp nước, DN tiêu thoát nước thải, DN cấp nước và tiêu thoát nước thải, DN cung ứng dịch vụ hỗ trợ trong ngành. Còn nhóm ngành công nghiệp phụ trợ ngành gồm: DN sản xuất hệ thống trang thiết bị máy 136 móc, DN xây dựng, DN xây lắp và cung ứng cấu kiện, DN sản xuất ống, DN chuyên sửa chữa đường ống và kênh mương, DN sản xuất linh kiện và thiết bị đo lường, điều khiển và điều chỉnh, DN tư vấn và quy hoạch. Còn tưới cho nông nghiệp thì do diện tích tưới nhỏ và hình thức tưới phun là chính nên các DN nông nghiệp tự đảm nhận hoặc liên kết các DN nông nghiệp với nhau.2 So với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng khác thì cấp nước là một lĩnh vực ngoại lệ của luật cạnh tranh. Một số nhỏ các DN thuộc tư nhân, còn phần lớn là tài sản công. Cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thẻ điểm cân bằng Balanced scorecard BSC Doanh nghiệp ngành nước Công ty thủy nông Công cụ hỗ trợ quản lý có hệ thốngTài liệu có liên quan:
-
15 trang 108 0 0
-
13 trang 58 0 0
-
3 trang 47 0 0
-
Vận dụng thẻ điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên
16 trang 31 0 0 -
8 trang 26 0 0
-
Nghiên cứu hệ thống kế toán quản trị và kiểm soát trong các trường đại học công lập tự chủ
12 trang 24 0 0 -
Chiến lược và tài chính với hiệu suất bệnh viện công vùng Tây Bắc
8 trang 22 0 0 -
69 trang 22 0 0
-
Phương pháp thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược của doanh nghiệp
6 trang 22 0 0 -
144 trang 22 0 0