
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG - Chương 6
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG - Chương 6Chương 6 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAMI- Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước năm 1975:1- Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến: Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này.Hàng nhiều thế kỷ, tình hình kinh tế trong nước ở trạng thái không có nhiều sản phẩm cần được tiêu thụ. Vào thế kỷ thứ XVII, XVIII vàđầu thế kỷ XIX, các nhà buôn phương Tây đến ta mua hàng, vì hàng không có sẵn nên họ phải đặt tiền cho những người thợ thủ côngViệt Nam sản xuất. Kinh tế nước ta thời gian này là kinh tế tự nhiên, cho nên những thứ mà thương nhân nước ngoài ưa chuộng còn lànhững sản vật tự nhiên, lấy ở trên rừng, dưới biển về bán. Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và muahàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên. Việc mua bán hầu như do bọn vua quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại thương một cách tùy tiện, độcđoán. Những thể lệ mua bán thường không thành văn bản mà làm theo lệnh của vua chúa. Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu với Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha....2- Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc: Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một ‘’thuộc địa khai thác”, thuộc địa kém phát triển nhất trong các thuộc địa ởChâu Á.Xuất khẩu chủ yếu của nước ta thời kỳ này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu là gạo, cao su và than đá. Trong 50 năm, từ năm 1890 đến năm 1939, ba nước Đông dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu 57.788.000 tấn gạo,trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn 9 chiếm 20% tổng lượng gạo sản xuất) 397 ngàn tấn cao su (gần như toàn bộ lượng sản xuất), 28 triệutấn than (trên 65% sản lượng than sản xuất). Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu. Hàng tiểu thủ công chiếmtỷ trọng không đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. 1 Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng dầu, bông, vải. Nhập máy móc thiết bị cũng có, nhưngchiếm tỷ lệ thấp, từ 1,4% (năm 1915) đến 8,8% (năm cao nhất- 1931) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cán cân ngoại thương, trong thời gian 50 năm (1980 -1939), chỉ có 9 năm các nước Đông Dương nhập siêu còn 41 năm xuấtsiêu. Đối với một nước thuộc địa, xuất siêu không phải là bằng chứng của sự phồn vinh và tăng trưởng kinh tế như ở các nước độc lập, vìkhối lượng xuất siêu đó phản ảnh mức độ tước đoạt, bóc lột của thực dân Pháp.Bảng 6.1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1934 - 1939Đơn vị tính: Triệu đồng Đông Dương Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất siêu 1934 106 91 15 1935 134 90 44 1936 171 98 73 1937 259 156 103 1938 290 195 95 1939 350 239 111 (Nguồn: Tóm tắt thống kê Đông Dương 1913-1939) Để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi trong lĩnh vực ngoại thương, Pháp thực hiện ở Đông Dương một hàng rào thuế quan rất chặt chẽ, cólợi cho chúng. Ngày 11/11/1892, Pháp ban hành luật về “đồng hóa thuế quan”. Với chế độ”đồng hóa thuế quan”, Việt Nam và Pháp nằm trongmột hàng rào thuế quan chung. Tháng 10/1940 chính sách “ đồng hóa thuế quan” được nhà cầm quyền Pháp thay bằng chế độ “thuế quan tự trị” và được thi hànhtừ 1/1/1941. So với chính sách “đồng hóa thuế quan”, chính sách “thuế quan tự trị” có lợi cho các nước thuộc địa. Hàng rào thuế quanđược nới lỏng, thuế suất tối đa được bãi bỏ, thuế suất tối thiểu được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trừ trường hợp hàngnhập khẩu từ Nhật Bản được hưởng thuế suất đặc biệt, thấp hơn thuế suất tối thiểu. 3- Ngoại thương Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975: Cuối năm 1950, quan hệ chính thức về kinh tế và thương mại giữa nước ta với nước ngoài về mặt nhà nước được thiết lập. 2 Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và năm 1953, Chính phủ ta kývới Chính phủ Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch biên giới, quy định việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân các tỉnh biêngiới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế ngoại thương bài giảng kinh tế ngoại thương tài liệu kinh tế giao dịch quốc tế xuất nhập khẩuTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 482 0 0 -
Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương: Phần 1
164 trang 314 4 0 -
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 216 0 0 -
115 trang 203 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp
83 trang 195 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 181 0 0 -
Cấp Giấy phép xuất khẩu (nhập khẩu) hóa chất Bảng 3
5 trang 164 0 0 -
Đề án ngoại thương: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng
40 trang 139 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
100 trang 139 0 0 -
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS COMPANY
36 trang 138 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn THANH TOÁN QUỐC TẾ - Bài 6
6 trang 132 0 0 -
55 trang 129 0 0
-
Trắc nghiệm bộ môn Thương mại điện tử - ĐH Ngoại thương
17 trang 129 0 0 -
quá trình hình thành vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường p8
5 trang 124 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn THANH TOÁN QUỐC TẾ - Bài 7
12 trang 116 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Công việc tìm hiểu quy trình khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu
38 trang 99 0 0 -
9 trang 98 0 0
-
106 trang 89 0 0
-
Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương: Phần 2
315 trang 81 3 0 -
32 trang 80 0 0