
Kinh tế truyền thông
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế truyền thôngKinh tế truyền thôngQuảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng, đồng thời là nguồn thu lớn của các tập đoàntrong nền kinh tế truyền thông.. Tại sao truyền thông các nước Anh, Mỹ, Thụy Điển … lại pháttriển mạnh mẽ? Lý do chính là họ coi truyền thông như một ngành kinh tế mũi nhọn, hay nói mộtcách khác các nước này đã xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông. Đối với nhiều quốcgia, truyền thông không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của công chúngmà nó còn được coi là một ngành kinh tế, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn...Truyền thông là một ngành kinh tếTrong truyền thông các khái niệm như tập đoàn, cổ đông, cổ phiếu, thuế, thị trường …ngày càng đượcnhắc đến nhiều.Đầu tiên phải nói đến sự xuất hiện của những tập đoàn truyền thông khổng lồ, Viacom là một ví dụ. Tậpđoàn sở hữu không chỉ một mà rất nhiều những kênh truyền hình có danh tiếng như MTV, Nickledeon…News Corp. cũng là một điển hình cho mô hình kinh tế truyền thông. Bên cạnh các dịch vụ tin tức và xuấtbản, Murdoch còn đầu tư vào lĩnh vực thể thao. Hàng năm ông trùm truyền thông này rót hàng trăm triệuđôla vào việc tổ chức các giải bóng bầu dục tại Australia.Để dễ quản lý và thu được nhiều lợi nhuận hơn, các tập đoàn này thường chia ra thành các công ty con,trong đó công ty truyền thông vẫn giữ vai trò chủ đạo. Các công ty dịch vụ khác chủ yếu giữ nhiệm vụ hỗtrợ và quảng bá thương hiệu cho tập đoàn mẹ.Lợi nhuận và uy tín tăng đồng nghĩa giá cổ phiếu cũng tăng. Các tập đoàn truyền thông đã giàu càng trởnên giàu có hơn. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các hợp đồng quảng cáo.Sự sáp nhập hay tách nhỏ giữa các tập đoàn truyền thông cũng là một đặc điểm để nhận dạng một nềnkinh tế truyền thông. Sản phẩm của truyền thông cũng được coi là hàng hóa mua đi bán lại giữa các tậpđoàn và của tập đoàn với độc giả. Một khi chúng được coi là hàng hóa thì cũng phải chịu tác động bởinhiều yếu tố của nền kinh tế như cung, cầu, giá cả, thị trường và tính cạnh tranh.Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế truyền thôngKinh tế truyền thông đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước, chủ yếu là qua thuế. Tuy vậy ngành kinh tếnày có thực sự phát triển được không một phần do chính sách của Nhà nước.Chính phủ sẽ giảm dần các khoản chi cho báo chí, để các tập đoàn truyền thông tự hạch toán. Do đó,các tờ báo, đài truyền hình, phát thanh và các loại hình truyền thông khác muốn tồn tại được phải nângcao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và đáp ứng được các yếu tố khác của thị trường.Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý đủ rộng, minh bạch để cho nhiều các công ty truyền thông cóđiều kiện phát triển. Song song với nó là bản thân các công ty cũng phải thực hiện theo đúng pháp luật.Bên cạnh đó các công ty không ngừng đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào việc xuất bản, pháthành.Truyền thông - phương tiện quảng bá văn hóaKhông chỉ mang lại nguồn thu lớn cho Nhà nước mà nền kinh tế truyền thông còn là một phương tiện đểkhẳng định vị trí của công ty và quốc gia mình trên thế giới.Văn hóa Mỹ đang có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa toàn cầu, chủ yếu qua con đường phim ảnh và báochí. Những cái tên đình đám của Mỹ như Justin Timberlake hay Paris Hilton đã trở nên phổ biến ở nhiềuquốc gia trong đó có cả những đất nước có nền chính trị và kinh tế đối lập với Mỹ như Iraq, Iran …Đó là điều tất yếu của hội nhập, toàn cầu hóa và phương tiện để thực hiện điều này là truyền thông. Cònnhớ cách đây không lâu Viacom đã vạch ra một kế hoạch xâm nhập thị trường truyền thông các nước ẢRập. News Corp. thì đầu tư vào thị trường giàu tiềm năng Trung Quốc…Tại Châu Á, Hàn Quốc là một quốc gia đang xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông khi những bộphim ăn khách hay các ngôi sao điện ảnh ca nhạc của họ ngày càng trở nên phổ biến. Họ sử dụng phimảnh, sách báo để quảng cáo văn hóa của mình đến các quốc gia khác trong khu vực.Công chúng là người được lợi nhấtCạnh tranh là một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế truyền thông. Cạnh tranh khiến các tậpđoàn, công ty truyền thông chú trọng đầu tư vào chất lượng, hạ giá thành… làm sao để có thể thu hútđược nhiều công chúng.Trong nền kinh tế truyền thông, công chúng được phục vụ tốt hơn, có được nhiều sự lựa chọn hơn. Độcgiả có thể chọn cho mình những tờ báo với nội dung thông tin tốt, phân tích, bình luận sâu và giá cả hợplý. Khán giả truyền hình có thể chọn lựa kênh, đài truyền hình mình yêu thích… với chất lượng phục vụtốt và giá cả thấp.Để báo chí nói riêng và truyền thông nói chung có thể phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp,kinh tế hóa truyền thông là một tất yếu. Chỉ khi coi truyền thông là một ngành kinh tế thì truyền thông mớiphát huy hết vai trò của mình, trong khí đó bản thân Nhà nước, doanh nghiệp và công chúng đều có lợi. ...
Tài liệu có liên quan:
-
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 327 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 240 0 0 -
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A)
7 trang 195 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 194 0 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 189 0 0 -
5 trang 188 0 0
-
Kinh nghiệm tổ chức Event tung sản phẩm thật ấn tượng
4 trang 185 0 0 -
5 trang 184 0 0
-
19 trang 179 0 0
-
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 177 0 0 -
CÔNG NGHỆ CHO PHÁT TRIỂN NHANH SẢN PHẨM
5 trang 164 0 0 -
Những nguyên tắc thành công khi đi xin việc
5 trang 161 0 0 -
Thủ Tục Chứng Nhận và Công Bố Thông Tin TWIC
4 trang 158 0 0 -
Làm thế nào để tăng hiệu quả của bộ phận bán hàng? (Phần đầu) Trong
6 trang 142 0 0 -
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 trang 114 0 0 -
Bài 1: PUBLIC RELATION TRONG MARKETING - MIX
15 trang 107 0 0 -
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
7 trang 100 0 0 -
Lịch sử hình thành thương mại điện tử
5 trang 95 0 0 -
Gíao trình giao dịch đàm phán kinh doanh. Phần 1
100 trang 93 0 0 -
BIỂU MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO
2 trang 85 0 0