Kinh tế Việt Nam năm 2018 một năm nhìn lại để đột phá tăng trưởng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 516.82 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong năm 2018 nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo động lực để tiếp tục vươn lên trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2018 một năm nhìn lại để đột phá tăng trưởng KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng 3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 MỘT NĂM NHÌN LẠI ĐỂ ĐỘT PHÁ TĂNG TRƯỞNG ThS. Nguyễn Công Đức* Tóm tắt Với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong năm 2018 nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo động lực để tiếp tục vươn lên trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam 2018; thành tựu; hạn chế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế Việt Nam trong một thập kỷ gần đây đã đạt được những tiến bộ mạnh mẽ cả về kết quả và chính sách phát triển, tuy nhiên mức độ tăng trưởng, sức cạnh tranh vẫn còn thấp. Bài viết đưa ra một “bức tranh” khái quát toàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong năm 2018 và những thành tựu, hạn chế của kinh tế Việt Nam để từ đó đề ra định hướng, giải pháp phát triển kinh tế ổn định, bền vững trong năm 2019 và trong tương lai. * Trường Đại học Công đoàn 33 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG NĂM 2018 Trong năm 2018, kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động do tác động của tình hình chính trị, những cuộc chiến thương mại, nhiều sự hợp tác mới cùng những bất ổn, xung đột trên nhiều phương diện diễn ra. Tính đến năm 2018, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế trị giá 19,422 nghìn tỷ đô la Mỹ là 25% tổng sản phẩm thế giới. Quốc gia này cũng là siêu cường kinh tế tiên tiến về công nghệ với cơ sở hạ tầng và có nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên Mỹ sẽ mất vị trí nền kinh tế số một thế giới so với Trung Quốc về chỉ số GDP dựa trên PPP. Trường hợp xét dựa trên sức mua thì GDP Trung Quốc đạt 23,19 nghìn tỷ đô la và Mỹ là 19,422 nghìn tỷ đô la. Nhưng Mỹ đang đi trước Trung Quốc về GDP bình quân đầu người. Xét về tổng thể, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu ổn định rõ rệt trong những tháng cuối năm 2018, các công ty Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu chịu tác động. Doanh số bán lẻ chững lại, nhu cầu nội địa yếu đi, đầu tư sụt giảm, cùng với thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ chưa có dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại trong khi thuế quan của Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu Trung Quốc vẫn còn hiệu lực. Ngân hàng Thế giới (WTO) cho biết, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc ước đạt 6,5%, con số này của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra là 6,6%. Dự kiến mức tăng trưởng về tiêu thụ và xuất khẩu sẽ giảm, chính quyền Trung Quốc sẽ phải lấy đầu tư vào hạ tầng cơ sở làm động lực phát triển. Trung Quốc sẽ phải giải quyết khó khăn trong nền kinh tế thông qua chính sách truyền thống là chi tiêu công. Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), do những tác động của căng thẳng thương mại với Mỹ, cùng sự chia rẽ nội bộ ngày càng sâu sắc khiến châu Âu phải đối mặt với khá nhiều bề bộn và lo âu. Số liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 04/01/2019 cho thấy, lạm phát trong tháng 12/2018 tại Eurozone giảm xuống còn 1,6%, chủ yếu do giá các mặt hàng năng lượng suy giảm. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang điều hành các chính sách tiền tệ theo hướng duy trì lạm phát ở ngưỡng dưới 2%. Lạm phát giảm khiến ECB rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi cân nhắc về việc tăng lãi suất lần đầu tiên. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tổng hợp (PMI) của Eurozone trong tháng 12/2018 giảm xuống 51,1 điểm, đánh dấu mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua. Bên cạnh đó, PMI lĩnh vực dịch vụ của khu vực đồng Euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, 34 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng ở mức 51,2 điểm từ mức 53,4 điểm, chịu ảnh hưởng do tăng trưởng kinh doanh mới chậm hơn... Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Eurozone ước đạt 2% trong năm 2018. Trong báo cáo tháng 12/2018, Văn phòng Nội các Nhật Bản giữ nguyên mức đánh giá nền kinh tế nước này vẫn duy trì đà phục hồi vừa phải, đồng thời không thay đổi một số dữ liệu chủ chốt như tiêu dùng cá nhân, đầu tư doanh nghiệp và xuất khẩu. Tiêu dùng tư nhân đang gia tăng, trong khi chi tiêu doanh nghiệp được duy trì nhờ lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh. IMF dự báo kinh tế Nhật Bản năm 2018 tăng trưởng 1,1% và khuyến cáo, trong thời gian tới, vấn đề cải cách cơ cấu đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản nhằm cải thiện tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm hiện nay. Tăng trưởng kinh tế Nga thấp hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu trong vài năm qua do bị cản trở bởi đồng Rúp yếu và không ổn định, giá dầu giảm, trong khi sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, vẫn không hề suy giảm. Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây do hãng tin Reuters tiến hành, kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 1,7% trong năm 2018. Con số thống kê của WB cho biết, tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2018 ước đạt 1,6%6. Trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN trong hơn 50 năm qua, không thể không nhắc đến một dấu mốc quan trọng trong quá trình phá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2018 một năm nhìn lại để đột phá tăng trưởng KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng 3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 MỘT NĂM NHÌN LẠI ĐỂ ĐỘT PHÁ TĂNG TRƯỞNG ThS. Nguyễn Công Đức* Tóm tắt Với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong năm 2018 nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo động lực để tiếp tục vươn lên trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam 2018; thành tựu; hạn chế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế Việt Nam trong một thập kỷ gần đây đã đạt được những tiến bộ mạnh mẽ cả về kết quả và chính sách phát triển, tuy nhiên mức độ tăng trưởng, sức cạnh tranh vẫn còn thấp. Bài viết đưa ra một “bức tranh” khái quát toàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong năm 2018 và những thành tựu, hạn chế của kinh tế Việt Nam để từ đó đề ra định hướng, giải pháp phát triển kinh tế ổn định, bền vững trong năm 2019 và trong tương lai. * Trường Đại học Công đoàn 33 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG NĂM 2018 Trong năm 2018, kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động do tác động của tình hình chính trị, những cuộc chiến thương mại, nhiều sự hợp tác mới cùng những bất ổn, xung đột trên nhiều phương diện diễn ra. Tính đến năm 2018, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế trị giá 19,422 nghìn tỷ đô la Mỹ là 25% tổng sản phẩm thế giới. Quốc gia này cũng là siêu cường kinh tế tiên tiến về công nghệ với cơ sở hạ tầng và có nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên Mỹ sẽ mất vị trí nền kinh tế số một thế giới so với Trung Quốc về chỉ số GDP dựa trên PPP. Trường hợp xét dựa trên sức mua thì GDP Trung Quốc đạt 23,19 nghìn tỷ đô la và Mỹ là 19,422 nghìn tỷ đô la. Nhưng Mỹ đang đi trước Trung Quốc về GDP bình quân đầu người. Xét về tổng thể, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu ổn định rõ rệt trong những tháng cuối năm 2018, các công ty Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu chịu tác động. Doanh số bán lẻ chững lại, nhu cầu nội địa yếu đi, đầu tư sụt giảm, cùng với thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ chưa có dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại trong khi thuế quan của Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu Trung Quốc vẫn còn hiệu lực. Ngân hàng Thế giới (WTO) cho biết, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc ước đạt 6,5%, con số này của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra là 6,6%. Dự kiến mức tăng trưởng về tiêu thụ và xuất khẩu sẽ giảm, chính quyền Trung Quốc sẽ phải lấy đầu tư vào hạ tầng cơ sở làm động lực phát triển. Trung Quốc sẽ phải giải quyết khó khăn trong nền kinh tế thông qua chính sách truyền thống là chi tiêu công. Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), do những tác động của căng thẳng thương mại với Mỹ, cùng sự chia rẽ nội bộ ngày càng sâu sắc khiến châu Âu phải đối mặt với khá nhiều bề bộn và lo âu. Số liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 04/01/2019 cho thấy, lạm phát trong tháng 12/2018 tại Eurozone giảm xuống còn 1,6%, chủ yếu do giá các mặt hàng năng lượng suy giảm. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang điều hành các chính sách tiền tệ theo hướng duy trì lạm phát ở ngưỡng dưới 2%. Lạm phát giảm khiến ECB rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi cân nhắc về việc tăng lãi suất lần đầu tiên. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tổng hợp (PMI) của Eurozone trong tháng 12/2018 giảm xuống 51,1 điểm, đánh dấu mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua. Bên cạnh đó, PMI lĩnh vực dịch vụ của khu vực đồng Euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, 34 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng ở mức 51,2 điểm từ mức 53,4 điểm, chịu ảnh hưởng do tăng trưởng kinh doanh mới chậm hơn... Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Eurozone ước đạt 2% trong năm 2018. Trong báo cáo tháng 12/2018, Văn phòng Nội các Nhật Bản giữ nguyên mức đánh giá nền kinh tế nước này vẫn duy trì đà phục hồi vừa phải, đồng thời không thay đổi một số dữ liệu chủ chốt như tiêu dùng cá nhân, đầu tư doanh nghiệp và xuất khẩu. Tiêu dùng tư nhân đang gia tăng, trong khi chi tiêu doanh nghiệp được duy trì nhờ lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh. IMF dự báo kinh tế Nhật Bản năm 2018 tăng trưởng 1,1% và khuyến cáo, trong thời gian tới, vấn đề cải cách cơ cấu đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản nhằm cải thiện tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm hiện nay. Tăng trưởng kinh tế Nga thấp hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu trong vài năm qua do bị cản trở bởi đồng Rúp yếu và không ổn định, giá dầu giảm, trong khi sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, vẫn không hề suy giảm. Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây do hãng tin Reuters tiến hành, kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 1,7% trong năm 2018. Con số thống kê của WB cho biết, tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2018 ước đạt 1,6%6. Trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN trong hơn 50 năm qua, không thể không nhắc đến một dấu mốc quan trọng trong quá trình phá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Hiệp định thương mại tự do Doanh nghiệp FDI Cách mạng công nghiệp 4.0Tài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 807 4 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 353 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
38 trang 287 0 0
-
7 trang 282 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 250 0 0