Sau chuyên đề “Chiều nay anh kẹt, đừng chờ cơm” (Tuổi Trẻ 7-122008), trang Tổ ấm nhận được nhiều phản hồi của các… bà vợ xoay quanh cách giải quyết “vấn nạn” trên. Cảnh chống cằm chờ cơm ngóng chồng về rất quen thuộc với nhiều bà vợ Xin trích đăng bốn ý kiến cũng là bốn “bí kíp” để chồng về nhà sớm của bốn bà vợ.Vợ TP.HCM: “Mẹ con tôi dụ ông chủ nhà… hồi gia!”TT – Chồng tôi là “điển hình tiên tiến” của sự đàn đúm sau giờ làm việc. Hôm nào anh về trước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì để chồng về nhà sớm? Làm gì để chồng về nhà sớm? Sau chuyên đề “Chiều nay anh kẹt, đừng chờ cơm” (Tuổi Trẻ 7-12- 2008), trang Tổ ấm nhận được nhiều phản hồi của các… bà vợ xoay quanh cách giải quyết “vấn nạn” trên.Cảnh chống cằm chờ cơm Xin trích đăng bốn ýngóng chồng về rất quen thuộc kiến cũng là bốn “bívới nhiều bà vợ kíp” để chồng về nhà sớm của bốn bà vợ.Vợ TP.HCM: “Mẹ con tôi dụ ông chủ nhà… hồigia!”TT – Chồng tôi là “điển hình tiên tiến” của sự đànđúm sau giờ làm việc. Hôm nào anh về trước bữacơm chiều, chắc chắn hôm đó có vấn đề, nếu khônglên huyết áp thì có lẽ đang bị… tiêu chảy cấp!Sau một thời gian hết cằn nhằn đến khóc lóc vẫn khôngthay đổi được, tôi quyết lên kế hoạch dụ chồng… hồi gia.Các con được tôi tập huấn việc cần làm. Ở đây phải nêu vaitrò rất lớn của con cái. Nhiều ông chồng chưa chắc nghe lờivợ nhưng rất sẵn lòng chiều con! Cô con gái hết nài nỉ:“Bố, chiều chở con đi học thêm”, lại: “Dẫn con đi muasách”. Còn cậu con trai: “Bố, sửa giùm con chiếc xeđạp…” hoặc: “Đi đá banh bố nhé”. Phần tôi lo dọn dẹp nhàcửa, lắp truyền hình cáp, mua dàn karaoke, tạo tiện nghitrong gia đình. Thỉnh thoảng lại giả vờ có sự kiện gì đó đểkéo cả nhà ra ngoài ăn, thay đổi không khí… Cứ thế nhữngcuộc la cà của anh từng bước giảm dần.Tiếp theo, tôi tấn công vào túi tiền anh. Thường thì nộp“thuế” cho vợ xong, các ông sẽ vung tay tiêu xài với phần“giảm trừ gia cảnh cá nhân”, túi càng rủng rẻng bù khúcàng nhiều! Tôi thường xuyên dụ khị anh mua ngoài kếhoạch, khi thì đôi giày, khi cái… tivi LCD!Nhân đây xin khuyến cáo chị em không nên khắt khe quátrong mua sắm, nên tạo thêm nhiều tiện nghi sinh hoạt đểcác ông thoải mái khi về nhà, thấy mình là ông chủ nhà thậtsự. Tuy chúng ta chẳng giàu có gì, đôi khi cũng thấy hoangphí, nhưng thôi kệ các chị ạ, mình không xài để chủ quánnhậu xài cũng vậy!Bây giờ các cuộc điện thoại gọi về cắt cơm của anh chỉ mộttháng đôi lần. Nói như anh thì: “Đi riết cũng quen, mà ởnhà riết cũng quen”. Cuộc vận động “nói không với rủ rê,nói không với bệnh la cà” của mẹ con tôi đã thành công.Chị em cứ thử cách của tôi, nếu không hết hẳn bệnh, ít racũng thuyên giảm, tần suất những buổi tối đầm ấm gia đìnhsẽ tăng lên đáng kể.Với trường hợp hết thuốc chữa, chị em cũng không việc gìphải đau khổ, hãy nhìn sự việc tích cực hơn. Dù sao mỗilần bắt máy nghe điệp khúc “Chiều nay anh kẹt, đừng chờcơm…” cùng tiếng nói cười rôm rả, tiếng cụng ly côm cốp,tuy bực thật nhưng rõ ràng đỡ bức xúc hơn phải nghe –cũng câu đấy – nhưng lại được thì thào trong một khônggian yên lặng đáng sợ, nghe như là tiếng máy lạnh rì rầm!Lúc ấy mới là bi kịch bội phần các chị ạ… Huyền NgaVợ Hà Nội: đừng bắc thang cho chồng dựa dẫm!Nếu một người đàn ông không muốn về nhà sớm chỉ vì nhàanh ta không giống quán nhậu thì anh ta nên thay đổi quanđiểm của mình thay vì người vợ phải biến nhà thành quánnhậu để lôi kéo chồng về.Tôi nhớ ngày còn nhỏ, cứ ăn cơm xong, đến giờ nhạc hiệuchương trình xổ số kiến thiết thủ đô là bố tôi sang nhà mấyngười bạn ở khu tập thể chỉ để ngồi rung đùi và uống nướcchè. Mẹ bực lắm! Ăn xong mẹ phải dọn dẹp, giặt giũ, haiđứa con học chẳng có ai kèm. Đến một hôm mẹ không nhịnnữa mắng bố một trận. Thế là từ hôm ấy bố ở nhà kèmchúng tôi học, ngoan đạo như một nữ tu.Chuyện đàn ông đi nhậu cũng vậy, đơn giản đó là một thóiquen. Đàn ông thích tụ tập bởi tâm lý bầy đàn cố hữu. Cũngnhư đàn bà thích mua sắm và ăn uống. Chỉ có điều tínhtrách nhiệm của đàn bà cao hơn – ít nhất là với gia đình vànhững đứa trẻ – nên đàn bà buộc phải về nhà đúng giờchăm con. Còn đàn ông ỷ lại vợ, tin rằng họ không về sớmthì vợ chắc chắn về sớm lo cho con, nên vẫn la cà. Tôi nghĩvấn đề chỉ ở sự thiếu cương quyết của người vợ với thói hưcủa chồng.Tôi không bao giờ nhiệt tình làm cái việc là tìm mọi cáchcuốn hút chồng về nhà, theo kiểu các nhà tâm lý thườngkhuyên chị em: “Hãy làm ngôi nhà đầy ắp tiếng cười; vợluôn đẹp đẽ, dịu dàng; con cái luôn sạch sẽ, nhà cửa thơmphưng phức…”. Ngôi nhà của chúng tôi có đủ mọi thứ,tiếng cười của con trẻ, tiếng khóc khi chúng hờn, tiếng tôiquát nạt, cảnh con nôn oẹ hay nhè ra mọi thứ… Và chồngtôi phải có mặt ở đấy hằng ngày để chia sẻ, giúp tôi mọiviệc.Tôi cho rằng một người chồng có trách nhiệm sẽ khôngthấy việc con khóc là đau đầu, tiếng la mắng của vợ là mệtmỏi. Nếu người chồng luôn nằm ngoài những thứ đó đểbiến đi với những tiếng cạch của cốc bia, với những đĩathức ăn đầy ắp, mặc vợ con ở nhà có khi lúc ấy vẫn chưađược ăn vì ngập việc, thì nên xem xé ...
Làm gì để chồng về nhà sớm?
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 254.60 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cách sống trong hôn nhân đời sống hôn nhân nghệ thuật làm vợ nghệ thuật làm chồng nghệ thuật sống trong hôn nhân hôn nhân gia đìnhTài liệu có liên quan:
-
4 trang 55 0 0
-
Trầm cảm và ’Sát thủ’ thầm lặng
10 trang 55 1 0 -
Đóng và mở như thế nào là hợp lý?
4 trang 34 0 0 -
Bạn có phải là người phụ nữ dễ chịu?
4 trang 33 0 0 -
5 trang 33 0 0
-
22 trang 32 0 0
-
4 trang 32 0 0
-
7 trang 31 0 0
-
Bí quyết cân bằng việc nhà và việc ngoài
8 trang 31 0 0 -
Định kiến giới về phụ nữ sống thử thể hiện trên báo chí những năm gần đây
9 trang 31 0 0