
Làm sống lại những mầm lan rừng quý hiếm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm sống lại những mầm lan rừng quý hiếmLàm sống lại những mầm lan rừng quýhiếmLan Ngọc Điểm đuôi chồn. Nhìn vẻ đẹp kiêu sa, thuần khiết của các dò lan rừng đangkhoe hương sắc, không ai nghĩ chúng lại được tạo ra từ bàntay xù xì của anh nông dân Hồ Văn Giáp ở thôn ĐềnThõng, xã Đại Đình - Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Anh Hồ Văn Giáp cho biết, nhiều giống lan rừng sống ởkhu vực rừng núi Tam Đảo đang ở mức báo động đỏ, cónguy cơ bị tuyệt chủng do tình trạng khai thác bừa bãi củacon người. Trước nguy cơ này, anh đã lên rừng và đi nhiềunơi sưu tầm, đưa nhiều loài lan rừng quý hiếm về nhângiống bằng phương pháp giâm cành và cấy ghép. Từ bàn tay tài hoa của anh Giáp, hàng chục giống lanrừng quý hiếm đã được sống lại như lan Ngọc Điểm đaitrâu, Ngọc Điểm đuôi chồn, Ngọc Điểm đuôi cáo, lan BạchNgọc, Quế Lan hương. Để lan rừng có thể sống được ở môi trường nhân tạo anhGiáp đã nghiên cứu xây dựng khu vườn lan có hệ thốnglưới để ngăn côn trùng gây hại và duy trì sự đồng đều ánhsáng, đồng thời kết hợp trồng các loại cây tạo lớp thảmthực vật, điều chỉnh độ ẩm bằng giàn phun sương tự độngtạo môi trường sống thích hợp cho lan rừng. Anh cũngkhông ngừng học hỏi, nghiên cứu cách thức trồng, chămsóc cũng như cách điều chỉnh cho hoa nở theo ý muốn vàgiữ sắc hoa được bền lâu... Sau nhiều năm thử nghiệm, anh Giáp đã cho ra đời nhiềugiống lan chất lượng cao, hội tụ đầy đủ những đặc tính ưuviệt của cây mẹ, không bị sâu bệnh, giúp bảo tồn lưu giữnhiều nguồn gen quý hiếm. Toàn bộ giống lan rừng do anh sưu tầm nhân giống đềusinh trưởng và phát triển tốt, hoa nở to đều, giữ được vẻđẹp tươi tự nhiên như sống trong rừng. Đặc biệt nhiềugiống lan còn giữ được độ bền từ hai tuần đến hai tháng,thời gian nở hoa quanh năm. Nhận thấy nhu cầu chơi hoa trên thị trường, đặc biệt làngười dân thành thị ngày một nhiều, anh Giáp đã mạnh dạnmở rộng mô hình trồng lan, đồng thời đưa tiến bộ khoa họckỹ thuật vào sản xuất. Anh đã áp dụng nhiều phương pháp trồng khác nhau nhưtrồng trong chậu đất nung có lỗ thoáng giúp phong lan pháttriển tốt hơn; trồng ghép trên thân cây còn sống hoặc ghépvới các thân cây đã chết để tạo dáng cho cây. Mặt khác, anh còn thử nghiệm kỹ thuật chuyển dò, ghépdò giúp cây lên xanh, hoa đẹp, rễ buông nhiều, hoa ra tươilâu, phục vụ nhu cầu của thị trường. Khi mới sưu tầm,vườn lan của anh Giáp mới chỉ có hơn 40 dò lan, đến nayđã có gần 500 dò với trên 100 loài khác nhau thuộc 40giống lan. Với kỹ thuật tạo dáng phong phú, phong lan của gia đìnhanh Giáp có giá trị kinh tế rất cao, được nhiều khách hàngyêu thích. Trung bình mỗi dò lan có giá từ 250 - 300 ngànđồng. Nhiều gốc có giá trên chục triệu đồng như những gốclan thuộc dòng Ngọc Điểm. Trung bình mỗi năm anh có thể thu lãi từ 30 - 40 triệuđồng từ hoa lan. Thị trường tiêu thụ hoa lan của gia đìnhanh không chỉ ở Vĩnh Phúc, mà còn ở khắp các tỉnh lâncận, và các du khách thập phương đến thăm khu danh thắngTây Thiên, Thiền Viện. Không chỉ vì mục đích kinh doanh, anh Giáp còn có ýtưởng khá độc đáo là ghép các loài lan lên cây ở các khuvui chơi giải trí, sân gôn, Vườn Quốc gia Tam Đảo để dukhách có thể thưởng thức được vẻ đẹp của hoa lan, giảmthiểu tình trạng phá rừng khai thác lan của nhiều người dân.TH (nguồn tin: TTXVN/Vietnam+)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây lâm nghiệp bảo tồn thiên nhiên tài nguyên rừng các loài hoa lan kỹ thuật trồng hoa lanTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 192 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 112 3 0 -
Giáo trình Trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp - NXB Nông nghiệp
131 trang 107 0 0 -
103 trang 93 0 0
-
70 trang 93 0 0
-
90 trang 83 0 0
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 58 0 0 -
11 trang 49 0 0
-
Tiểu luận đề tài: Một số ý kiến về vấn đề trồng, khai thác và bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay
27 trang 46 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 trang 44 0 0 -
Xuất khẩu gỗ Việt Nam 2005 - 2010
11 trang 43 0 0 -
Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ: Bài 1 – ThS. Nguyễn Quốc Bình
0 trang 42 0 0 -
Tiểu luận Môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người
22 trang 39 0 0 -
Thống kê và tin học trong lâm nghiệp (Cao học)
79 trang 35 0 0 -
Quá trình sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh và định hướng giải pháp
4 trang 35 0 0 -
28 trang 35 0 0
-
6 trang 34 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời của hộ gia đình tại Việt Nam
16 trang 34 0 0 -
Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Địa lí - GS. Trần Bá Hoành
144 trang 33 0 0