
Làm thế nào để hết 'ngại' học tiếng Anh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để hết 'ngại' học tiếng Anh Làm thế nào để hết 'ngại' học tiếng Anh Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể tải các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan. Dưới đây là một số 'bí kíp' giúp bạn khắc phục việc ngại học tiếng Anh: 1. Chọn chỗ học, lớp học Cụm từ 'tiền nào của nấy' không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng. Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể tải các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan. 2. Tạo môi trường thực tập Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên thư điện tử hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. 'Văn ôn võ luyện' mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi thư bằng tiếng Anh với các học viên khác để thực tập kỹ năng viết... 3. Học từ vựng Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi thư điện tử cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm từ điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ 'chết' bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa. 4. Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh! 5. Các kỹ năng khác Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng 'ngôn ngữ học' là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!
Tài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh
5 trang 295 0 0 -
Tài liệu Cách hỏi và chỉ đường bằng tiếng Anh
8 trang 294 0 0 -
Phân biêt dạng viết tắt và rút gọn
7 trang 290 0 0 -
Một số cụm từ, công thức viết câu trong Tiếng Anh: Phần 1
12 trang 288 0 0 -
Viết và nói tiếng Anh cực dễ với một số từ chuyển ý
5 trang 251 0 0 -
NHỮNG ĐIỀM NGỮ PHÁP CẦN CHÚ Ý TRONG CHƯƠNG TRÌNH ANH VĂN LỚP 9
8 trang 237 0 0 -
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 7 UNIT 5
8 trang 229 0 0 -
301 câu đàm thoại tiếng Hoa lý thuyết phần 2
22 trang 198 0 0 -
NHỮNG CÂU CHUYỆN SONG NGỮ ANH-VIỆT DÀNH CHO TRẺ EM 5
11 trang 178 0 0 -
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH 7 UNIT 1:
8 trang 168 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
6 trang 168 0 0 -
Cách sử dụng Tiếng Anh trong những tình huống trang trọng
6 trang 167 0 0 -
Một số từ và cụm từ liên kết trong tiếng Anh
6 trang 165 0 0 -
Tài liệu về Ý nghĩa một số tiền tố trong tiếng Anh
7 trang 149 0 0 -
Cách sử dụng từ viết tắt trong tiếng anh.
5 trang 147 0 0 -
Dùng các tước vị trong tiếng Anh như thế nào ?
6 trang 145 0 0 -
Viết văn theo cách của người Anh
5 trang 139 0 0 -
Cách dùng dấu câu trong Tiếng Anh
7 trang 136 0 0 -
Diphthong /ʊə/ (Nguyên âm đôi /ʊə/)
5 trang 129 0 0 -
8 trang 128 0 0