
LAO TAI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LAO TAI LAO TAIBộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TpHCMLao tai có thể khu trú ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong. Lao tai ngoài khá hiếm. Lao tai trongthuần túy không được thấy trên lâm sàng. Trái lại lao tai giữa là một bệnh tương đối phổ biến,nó thường hay gây ra biến chứng tai trong.Chúng ta sẽ nói đến lao tai ngoài và lao tai giữa.LAO TAl NGOÀIThể thông thường của lao tai ngoài là lao da luput. Bệnh tích hay khu trú ở dái tai và vành tai.Luput tai thường song song tồn tại với luput ở mũi hoặc ở mặt.Thương tổn có thể khu trú ở lớp nông hoặc ăn sâu vào đến sụn. Nếu sụn bị tiêu hủy thì vành taise bị co dúm.Luput cũng có thể ăn vào ống tai và gây ra sẹo hẹp ống tai.Những thể khác như lao bòn, lao hạt cơm..., rất ít gặp.Chẩn đoán bệnh dựa vào sinh thiết.Điêu trị luput tai cũng giống như điều trị luput mũi: Vitamin D2 và canxi theo phương pháp Sapy(Charpy).LAO TAl GIỮAQuan niệm của chung ta hiện nay về lao tai giữa có khác với quan niệm cũ.Trước kia người ta chỉ nói đến lao tai ở những bệnh nhân có lao phổi rõ rệt, nhưng ngày nay,bên cạnh thể điển hình đó chúng ta còn thấy thể lao tai không điển hình ở những bệnh nhânkhông có lao phổi. Thể này khó chẩn đoán, cần phải có xét nghiệm cận lâm sàng và thời giantheo dõi chúng ta mới phát hiện được bệnh lao.ĐẠI CƯƠNG1. Bệnh sinh :Vi trùng lao có thể vào tai bằng nhiều lối.Vòi ơxtasi là lối vào phổ biến. Vòi ơxtasi của hài nhi to và ngắn còn với ơxlasi của người lao phổinặng thì rộng ( vì lớp mỡ ở loa vòi bị teo) do đó ví trùng lao có trong đờm, trong nước bọt xâmnhập vào tai một cách dễ dàng.Ở trẻ em bị viêm V.A, chẳng những vi trùng lao vào tai theo đường vòi mà cả vi trùng sinh mủthông thường cũng xâm nhập vào hòm nhĩ bằng lối này.Các ống bạch huyết cũng có thể đưa vi trùng lao từ các hạch, từ V.A vào tai giữa.- Đường mạch máu cũng được một số tác giả nêu lên : ở bệnh nhân bị lao kê phổi, vi trùng Kochtràn lan vào máu gây ra lao kê ở tai và nhiều chỗ khác.- Đường da : rất hiếm. Luput ăn dần từ vành lai vào ống tai, vào màng nhĩ, vào hòm nhĩ.2. Giải phẫu bệnh học.Bệnh tích niêm mạc : trên niêm mạc tai giữa xuất hiện những củ lao bằng hạt kê mũ vàng xámgồm có nhiều nang lao. Những hạt lao này nhuyễn hóa và lo t. Màng nhĩ sẽ bị thâm nhiễm vàthủng ở nhiều điểm nhỏ.Bệnh tích xương : sau khi niêm mạc bị lo t, xương bị bóc trần, các mạch máu bị tắc, xương sẽ bịhoại tử theo kicu hà trắng (carie blanche), nhất là ở lic.U cốt và ở thành hòm nhĩ. Quá trình hoạitử ngày càng lan rộng đ(n cống Falôp, đến mê nhĩ, đến ống cảnh, làm thương tổn dây thần kinhsố VII, hoạt động mạch cảnh trong, bóc trần màng não, nhưng ít khi gây ra viêm màng não lao.Vi trùng gây bệnh là vi trùng Koch nhưng khi màng nhĩ đã thủng thì có nhiều vi trùng khác phụthêm vào.TRIỆU CHỨNGLao tai có hai thể chính : lao tai ở người bị lao phổi và lao tai ở người không bị lao phổi.1. Lao tai ở người bị lao phổi còn được gọi là lao tai thứ phát. Đây là thể lao tai kinh điển, gồmcó lao tai thâm nhiễm và lao lai loét sùi.A) Lao tai thâm nhiễm có triệu chứng giống như chảy tai thông thường : đầu tiên màng nhĩ dàyđục, có xuất tiết trong hòm nhĩ nhưng về sau màng nhĩ bịThủng, một ít nước trong và loãng chảy ra. Thể này có thể khỏi hoặc biến thành viêm tai lao loétsùiB) Viêm tai lao loét sùi :Bệnh bắt đầu một cách kín đáo, không đau, không ù tai. Do đó ít khi bệnh nhận biết rằng tai củamình bị viêm từ bao giờ.Bệnh chuyển thành mạn tính ngay từ lúc đầu.- Triệu chứng chức năng :Chỉ có hai triệu chứng : chảy tai và điếc.Chảy mủ vừa, màu vàng, có mùi thối, đôi khi đóng cục lợn cợn. Mùi thối rất dai dẳng, sau khichùi sạch mủ, tai vẫn thối.Triệu chứng điếc xuất hiện sớm, mức đó điếc thay đổi luôn. Điếc có tính chất tiếp nhận (điếc taitrong) : Svabach dưới 20 giây, Rinơ dương tính, Vơbe về bên bệnh...- Triệu chứng thực thể :Bệnh nhân đi khám bệnh khi tai bắt đầu chảy. Lúc đó chúng ta thấy màng nhĩ tai thủng nhiều lỗtròn, bờ mỏng, có viền đỏ. Phần còn lại của màng nhĩ thì nhạt và và thâm nhiễm. Dần dầnnhững lỗ thủng nhỏ hợp lại thành lỗ thủng to Qua lỗ thủng chúng ta thấy đáy hòm nhĩ có nhiềunụ sùi mềm, màu hồng nhạt, tái phát nhanh chóng sau khi cắt bỏ. Trong một số trường hợp đáyhòm nhĩ bị che phủ bởi một lớp giả mạc trắng ngà. Thăm dò bằng que trâm cho thấy có hiệntượng chạm xương trong hòm nhĩ.Bên ngoài xương chũm có vẻ bình thường, nhưng khi ấn vào vùng sào bào bệnh nhân kêu đau.Hạch chung quanh tai thường bị sưng, nhất là hạch chũm (sau tai) và hạch trước bình tai.- Biến diễn :Lao tai có thể khỏi được nhất là khi bệnh ở phổi thuyên giảm nhờ được điều trị bằng thuốcchống lao.Trong trường hợp không được điều trị, bệnh sẽ tiếp lục biến diễn âm ỉ, thỉnh thoảng có nhữngđợt bốc phát do tập trùng bội nhiễm, làm cho xương chóng bị hoại tử và gây ra những biếnchứng.- Biến chứng :+ Liệt mặt là biến chứng xuất hiện sớm và đột ngột, không có triệu chứng báo hiệu. Một đôi khiliệt mặt xuất hiện từ từ, mỗi ngày một nặng dần cho đến khi liệt hẳn. Liệt sẽ vĩnh viễn, khôngphục hồi.+ Apxe dưới cốt mạc : apxe ở mặt ngoài xương chũm và gây ra lỗ rò ở sau vành tai hoặc trongống tai ngoài. Apxe này có ít mủ. Miệng lỗ rò thường bị tổ chức hạt che lấp và có khi tổ chức hạtnày sùi lên giống như khối u làm ta nghĩ đến ung thư.+ Viêm mê nhĩ : trong đại đa số trường hợp, lao tai thường có thương tổn mê nhĩ.Mê nhĩ có thể bị viêm do độc tố của vi trùng lao. Bệnh nhân bị điếc tai nặng theo kiểu tai trongvà không có chóng mặt, không có động mắt. Khám mê nhĩ cho thấy mất phản ứng hoặc có phảnứng quá kích thích.Mê nhĩ cũng có thể bi hủy hoại do Viêm xương. Chúng la nghI đến nguyên nhân này, khi thấymủ thối chảy nhiều và tổ chức sùi che lấp xương, ụ nhô bị hà trắng. Que trâm cho chúng la cảmgiác có mảnh xương mục di động trong hòm nhĩ. Sự hoại tử mê nhĩ này thường đi đôi vớ liệtdây thần kinh mặt tạo ra hội chứ mê nhĩ-mắt.Sự xuất hiện một cách lặng l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh tai mũi họng tài liệu y hoc bài giảng y học giáo trình y học đề cương y họcTài liệu có liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 227 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 187 0 0 -
38 trang 186 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 169 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 160 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 117 0 0 -
40 trang 115 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 101 0 0 -
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 82 0 0 -
40 trang 75 0 0
-
39 trang 70 0 0
-
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 58 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 49 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 46 0 0 -
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 42 0 0 -
Bài giảng Song thai một nhau có biến chứng: Lựa chọn điều trị
40 trang 40 0 0