
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÒA ÁN BANG HOA KỲ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÒA ÁN BANG HOA KỲLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÒA ÁNBANG hệ thống pháp luật Hoa KỳVề vấn đề tổ chức tòa án, không có bang nào giốnghệt nhau. Mỗi bang được tự do áp dụng cơ chế tổchức riêng, tùy ý thành lập bao nhiêu tòa án, đặt tênnhư thế nào và thiết lập phạm vi tài phán như thế nàothích hợp nhất. Do đó, tổ chức tòa án bang khônggiống một hệ thống ba cấp rõ ràng như ở cấp liênbang. Ví dụ, trong hệ thống liên bang, tòa sơ thẩmđược gọi là tòa án hạt và tòa phúc thẩm được gọi làtòa lưu động (tòa phúc thẩm vùng). Trong khi đó, tạihơn một chục bang, tòa lưu động là tòa sơ thẩm. Mộtsố bang khác sử dụng khái niệm tòa cấp trên(superior court) để chỉ các tòa sơ thẩm lớn. Có lẽ hiệntượng ngạc nhiên nhất là ở Bang New York, nơi màcác tòa sơ thẩm lớn được gọi là Tòa án tối cao.Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về tổ chức các tòaán bang, nhưng tựu chung đây là một hệ thống rấtquan trọng. Do khối lượng luật bang lớn hơn rấtnhiều so với các đạo luật liên bang, bao trùm hầu hếtmọi thứ từ quan hệ cá nhân cơ bản đến các chínhsách công quan trọng nhất của bang, nên phạm vicông việc của tòa án bang là rất lớn, và số lượng vụán được giải quyết hàng năm ở tòa án bang lớn hơnnhiều so với số vụ của tòa liên bang.Thời kỳ thuộc địaTrong thời kỳ thuộc địa, quyền lực chính trị tập trungtrong tay thống đốc do Hoàng đế nước Anh chỉ định.Do các thống đốc thực hiện toàn bộ các chức nănghành pháp, lập pháp và tư pháp, nên không cần đếnmột hệ thống tòa án quá chi tiết.Cấp tư pháp thuộc địa nhỏ nhất là các thẩm phán địaphương được gọi là thẩm phán hòa giải hoặc thẩmphán tiểu hình. Các thẩm phán này được thống đốckhu vực thuộc địa bổ nhiệm. Cấp tiếp theo của hệthống là các tòa án tỉnh; đây là các tòa sơ thẩm chungcủa các khu vực thuộc địa. Các kháng cáo kháng nghịtừ tất cả các tòa án được đưa lên cấp cao nhất, đó làthống đốc và hội đồng thống đốc. Đại bồi thẩm vàtiểu bồi thẩm cũng xuất hiện trong thời kỳ này, vàhiện nay vẫn là một đặc điểm nổi bật của hệ thống tưpháp bang.Đến đầu thế kỷ XVIII, nghề luật bắt đầu thay đổi.Luật sư được đào tạo trong các Hội quán luật củaAnh, và số lượng đã trở nên đông đảo, do đó, các thủtục tòa án thuộc địa đã dần được thay đổi bằng hệthống thông luật tinh vi của Anh.Các tòa án bang thời kỳ đầuSau Cách mạng Mỹ (1775–1783), quyền lực chínhquyền không chỉ bị tiếp quản bởi các thể chế lậppháp, mà đồng thời còn bị giảm sút nghiêm trọng.Các nhà thực dân cũ không muốn hệ thống tư phápphát triển độc lập và lớn mạnh; họ coi thường luật sưvà thông luật. Cơ quan lập pháp bang giám sát hoạtđộng tòa án một cách cẩn trọng và trong một sốtrường hợp đã loại bỏ các thẩm phán và xóa bỏ mộtsố tòa án vì các quyết định hơi bất thường.Sự thiếu tin tưởng vào hệ thống tư pháp ngày cànggia tăng khi các tòa án tuyên bố các hành động lậppháp là vi hiến. Xung đột giữa lập pháp và thẩm phánngày càng phổ biến và thường nảy sinh từ mâu thuẫnlợi ích. Có vẻ như các nhà lập pháp thích các chínhsách có lợi cho con nợ hơn, trong khi các tòa ánthường thể hiện quan điểm của chủ nợ. Sự khác biệtnày là một yếu tố quan trọng, vì “do xung đột quyềnlực lập pháp và tư pháp... nên các tòa án dần dần trởthành một tổ chức chính trị độc lập”, như David W.Neubanuer đã viết trong cuốn Tòa án Mỹ và Hệthống pháp luật hình sự (America’s Courts and theCriminal Justice System).Các tòa án bang thời hiện đạiKể từ cuộc Nội chiến (1861–1865) đến đầu thế kỷXX, các tòa án bang gặp phải vấn đề khác. Quá trìnhcông nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng các khuvực đô thị đẻ ra nhiều loại tranh chấp pháp lý mới, vànảy sinh các vụ xét xử dài hơn và phức tạp hơn. Docác hệ thống tòa án bang phần lớn được thiết kế đểgiải quyết các vấn đề ở khu vực nông thôn, ruộng đất,nên chúng bị khủng hoảng vì án tồn đọng quá nhiềutrong quá trình đấu tranh điều chỉnh.Có một giải pháp là lập các tòa án mới để giải quyếtsố lượng án tăng lên. Thông thường, các tòa án đượcxếp chồng lên nhau. Một giải pháp khác là bổ sungthẩm quyền xét xử cho các tòa án mới vượt quá khuvực địa lý cụ thể. Ngoài ra còn có các giải pháp kháclà lập tòa chuyên trách để giải quyết các vụ thuộc mộtlĩnh vực nhất định. Ví dụ, ngày càng có nhiều các tòakhiếu nại nhỏ, tòa vị thành niên và tòa quan hệ giađình.Việc mở rộng các tòa án bang và địa phương mộtcách không có kế hoạch để đáp ứng những nhu cầucụ thể đã dẫn đến tình trạng được nhiều người gọi làxé lẻ. Tuy nhiên, việc có nhiều loại tòa sơ thẩm mớichỉ là một khía cạnh của sự xé lẻ. Nhiều tòa án cóthẩm quyền xét xử rất hạn hẹp. Ngoài ra, thẩm quyềnxét xử của nhiều tòa án thường bị trùng lắp.Đầu thế kỷ XX, mọi người bắt đầu lo ngại về sự nhỏlẻ của hệ thống tòa án bang. Các chương trình cảicách để giải quyết vấn đề này được gọi chung làphong trào thống nhất tòa án. Học giả luật nổi tiếngđầu tiên lên tiếng ủng hộ thống nhất tòa án là RoscoePound, hiệu trưởng Trường luật Harvard. Pound vànhững người khác đã kêu gọi thống nhất các tòa sơthẩm thành một hoặc hai nhóm tòa án, một nhóm xétxử các vụ lớn và một nhóm xét xử các vụ nhỏ lẻ.Quá trình thống nhất tòa án gặp phải rất nhiều phảnđối. Nhiều luật sư sơ thẩm đã gần như hàng ngàyxuất hiện ở tòa và đã quá quen với tổ chức tòa ánhiện tại, nên họ phản đối sự thay đổi. Các thẩm phánvà nhân viên tòa án đôi lúc cũng phản đối cải cách.Phản đối của họ thường xuất phát từ việc sợ bịchuyển đến tòa án mới, phải học thủ tục mới, hoặcphải giải quyết các vụ việc nằm ngoài chuyên môncủa mình. Do đó, phong trào thống nhất tòa án khôngđược thành công như nhiều người mong đợi. Nhưngnhững người đề xướng cải cách tòa án cũng đã giànhthắng lợi ở một số bang. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di tích lịch sử lịch sử văn thế giới tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử hệ thống pháp luật Hoa KỳTài liệu có liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 223 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 118 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 78 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 78 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 60 0 0 -
86 trang 57 0 0
-
CẨM NANG NGÂN HÀNG - MBA. MẠC QUANG HUY - 4
11 trang 57 0 0 -
10 trang 55 0 0
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0 -
24 trang 42 1 0
-
PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM _2
8 trang 40 0 0 -
20 trang 39 0 0
-
Văn hóa Việt trong tín ngưỡng Đức Thánh Trần
9 trang 39 0 0 -
Quyết định số 2060/2013/QĐ-UBND
19 trang 37 0 0 -
Năm linh vật trong văn hóa Trung Hoa
5 trang 37 0 0 -
Lịch sử Thanh Hóa - Phủ Tĩnh Gia
6 trang 37 0 0 -
20 trang 37 0 0
-
Tiểu luận: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG
21 trang 36 0 0 -
Lê Văn Khôi và cuộc nổi dậy ở thành Phiên An (1833-1835) _2
5 trang 35 0 0