Danh mục tài liệu

Lịch sử Thăng Long Hà Nội - Phần một

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.52 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơn hai nghìn năm trước, giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng - "cái nôi của dân tộc" - khi bên bờ tría, gần nơi sông này chia nước cho sông Thiếp (Ngũ Huyện giang), nổi lên tòa kinh thành Cổ Loa kỳ vĩ thì ở bên bờ phải, có dòng Tô Lịch hòa nước cùng sông Hồng, vẫn chưa thấy dấu hiệu của một vùng tụ cư mật tập nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Thăng Long Hà Nội - Phần mộtLịch sử Thăng Long Hà Nội Phần một Hà Nội Thời tiền Thăng LongHơn hai nghìn năm trước, giữa đồng bằng châu thổsông Hồng - cái nôi của dân tộc - khi bên bờ tría,gần nơi sông này chia nước cho sông Thiếp (NgũHuyện giang), nổi lên tòa kinh thành Cổ Loa kỳ vĩ thìở bên bờ phải, có dòng Tô Lịch hòa nước cùng sôngHồng, vẫn chưa thấy dấu hiệu của một vùng tụ cưmật tập nào. Giữa cảnh quan mênh mang nước trời vàum tùm cỏ cây này, chỉ thấy nổi cao một gò đất, màcàng về sau, càng được tôn lên các giá trị nên có tênlà núi Nùng với nghĩa là mượt mà, tươi tốt hoặc thêmvào tính thiêng mà gọi nó là núi Long Đỗ (RốnRồng).Số là, khoảng đầu Công nguyên, nơi ở cao điểm vàtrung tâm điểm của cả miền đất mà về sau sẽ là HàNội, xuất hiện điểm tụ cư đầu tiên của những ngườiHà Nội đầu tiên. Đó là hương Long Đỗ - gọi theotên trái núi đất mà ngôi làng - Hà Nội - gốc này chọnlựa để định vị thế mà sinh tồn; hoặc cũng chính làlàng Tô Lịch - gọi theo tên của người đứng đầuchốn ngụ cư mà nhân cách, ngay từ thời xa xưa ấy đãđủ xứng để chuyển hóa được danh nhân trở thành địadanh (tên làng), cũng như cả thủy danh - tên dòngnước chảy qua làng: Tô Lịch.Các sách cổ Việt Nam như Việt điện u linh, Lĩnh Namchích quái và trung Hoa như Giao Châu ký đều đãlưu lại được những sự tích tốt đẹp về cả ngôi làng,cũng như người đứng đầu làng, ở chỗ đầu nguồn sôngTô đó, từ thời gian đầu Công nguyên, vừa gợi ý vừachờ đợi khoa Khảo cổ học sẽ phát quật được dấu tíchvật thể, chứng minh cho sự kiện trọng đại trong thưtịch: mở đầu cho lịch sử - không chỉ là nghìn năm màcả hai nghìn năm - của miền đất Hà Nội gốc này.__________________Đến giữa thế kỷ thứ V, một vùng đô thị sơ khai đãxuất hiện trên miền đất này nên nhà Lưu Tống mớidán lên nơi đây cái danh hiệu Tống Bình! Song nhàTống không bình nổi đất nước này nên một thế kỷsau xuất hiện nhà nước Vạn Xuân độc lập của dân tộcViệt Nam vào năm 542, sản phẩm thăng hoa từxương máu của cuộc khởi nghĩa, chống và kết thúccuộc Bắc thuộc lần thứ hai, kể từ khi đạo quân củaMã Viện dìm vào biển máu cuộc khởi nghĩa nghìnthu oanh liệt của Hai Bà Trưng (nổ ra vào mùa xuânnăm 40 đầu Công nguyên). Hai (hoặc ba) năm saucuộc khởi nghĩa năm 542 ấy, thủ lĩnh nghĩa quân LýBí xưng danh hiệu và nêu cao danh hiệu: Lý NamViệt Đế (tức: Lý Nam Đế theo cách gọi của sử sáchvề sau) - vào năm 544, đứng đầu nhà nước VạnXuân, với tầm nhìn chiến luwocj nhận ra những giátrị của vùng đất và nước có núi Nùng sông Tô để tạodựng một điểm sơ khởi cho quốc gia Vạn Xuân. Ítnhất thì cũng có hai công trình kiến thiết quan trọngtrên vùng đất đai Hà Nội gốc này được chép vào sửsách từ các năm 544-545 ấy. Đó là, trước hết: ĐàiVạn Xuân (phải chăng ở vùng hồ Vạn Xoan bây giờthuộc quận Hoàng Mai mới lập ở phía nam thànhphố) để làm nơi triều hội trăm quan của triều đìnhVạn Xuân; chùa Khai Quốc (về sau và bây giờthành chùa Trấn Quốc, trong Hồ Tây) để làm nơisinh hoạt văn hóa tinh thần của người đương thời;và rất đặc biệt là tòa - theo đúng cách gọi của Trầnthư, Lương thư trong kho sử cũ Trung Hoa - Tô Lịchgiang khẩu mộc sách (Lũy tre gỗ cửa sông Tô Lịch).Chính tòa thành lũy có phần còn sơ sài xây dựngbằng tre, gỗ ở nơi cửa sông Tô Lịch này từ năm 545,đã vừa khai mở truyền thống chọn đất nơi đây để xâythành đắp lũy mà hình thành tiền đề đô thị, lại vừabắt đầu truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuấtcủa đất và người nơi đây bằng sự kiện: Tháng bảymùa hè năm 545, lão tướng Phạm Tu, từ nơi quêhương bên bờ tây sông Tô Lịch, đã tới nơi cửa sông ởmạn đông này, trong cương vị Người trấn giữ tòa TôLịch giang khẩu mộc sách, đồng thời là Người chỉhuy trận đánh bảo vệ vùng đô thành sơ khởi ở tòathành lũy đầu tiên trên đất núi Nùng sông Tô này, vàđã oanh liệt hy sinh, giữa sự nghiệp kháng chiến củanước Vạn Xuân non trẻ chống giặc bên ngoài đến táiđô hộ.Từ đầu thế kỷ thứ VII, chiếm đóng trở lại miền núiNùng sông Tô, những kẻ đô hộ ngoại bang - nhà Tùyvà đặc biệt là nhà Đường (từ năm 618 đến năm 907) -đã đem ý đồ và mục tiêu thống trị của họ mà gọi cảnước Việt là An Nam đô hộ phủ. Và, những tòathành lũy cũng nối nhau mà tăng lên và to lên trên đấttỵ sở của đô hộ phủ để hết thế lực chiếm đóng nàyđến quan quân cai trị khác nối nhau dùng làm căn cứchủ chốt của chúng.Ít nhất thì, trong vòng thời gian từ thế kỷ VII đến thếkỷ IX, các thế lực đô hộ ngoại bang cũng đã có đếntám lần xây đắp những công trình quân sự, bảo vệ cácbộ máy cai trị và bóc lột của chúng đặt trên đất này,vào những năm 618, 767, 791, 803, 824, 858 và 866.Những tòa thành lũy đó - nhất là mấy công trình tạodựng vào cuối thời gian của đêm trường Bắc thuộc,có niên đại thế kỷ thứ IX - đều có chung đặc điểm là:ở cùng một vị trí trên bờ nam sông Tô Lịch, để tranhthủ dùng ngay dòng chảy của khúc sông nơi này làmngoại hào phía bắc thành và thế xây tường lũy thìchọn cách bao rộng ...