Danh mục tài liệu

Lo lắng của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Thủ Dầu Một và giải pháp khắc phục

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Thủ Dầu Một. Trên cơ sở lí thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz (1986) và Young (1991), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 80 sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lo lắng của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Thủ Dầu Một và giải pháp khắc phục LO LẮNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Phan Thị Xuân Diệu1 1. Lớp: D19TQ09. Email: 1922202040428@student.tdmu.edu.vnTÓM TẮT Trong thời buổi toàn cầu hóa, ngoài lĩnh vực tin học, ngôn ngữ cũng đóng một vai trò rấtquan trọng để trao đổi văn hóa, làm việc, trau dồi kiến thức. Hiện nay, không những ngôn ngữAnh được ưa chuộng, mà ngôn ngữ Trung Quốc cũng nằm trong top ngôn ngữ được phổ biếnnhất trên thế giới. Bài viết khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tậptiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Thủ Dầu Một.Trên cơ sở lí thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz (1986) và Young (1991),chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 80 sinh viên. Kết quả cho thấy tất các các sinhviên tham gia khảo sát đều có tâm lí lo lắng ở mức cao. Trong đó, lo lắng về thi cử và lo lắngvề nghe nói là hai phương diện có mức độ lo lắng cao nhất, lo lắng về lớp học là phương diệncó mức độ lo lắng thấp nhất; sinh viên nữ có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên nam; sinh viêncó thời gian học tập tiếng Trung Quốc ngắn hơn có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên có thờigian học tập dài hơn; các đặc điểm của tiếng Trung Quốc chính là nguyên nhân chủ yếu dẫnđến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trườngĐại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Lo lắng, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Đại học Thủ Dầu Một, giải pháp.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây xét về mặt thực tiễn cho thấy các cơ quan, công ty tuyển dụngđều yêu cầu ngoại ngữ đối với các ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm. Để hội nhậpquốc tế và đáp ứng được những tiêu chí của các công ty đề ra thì hiện nay rất nhiều trường đạihọc đã và đang đưa ngôn ngữ Trung vào chương trình đào tạo. Tuy nhiên để học tốt được ngoạingữ không phải là điều dễ dàng. Hiện nay việc học ngoại ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữTrung Quốc vẫn còn hạn chế, người học tiếng Trung đa phần chưa tìm ra phương pháp hiệuquả nhất cho bản thân để học cũng như lãnh hội để sử dụng trong thực tế, người học còn tâm lílo lắng, lo sợ khi học. Và những phương pháp học tập truyền thống dường như trở nên lạc hậuso với thời đại bây giờ. Do đó, họ dễ bị rơi vào bế tắc mỗi khi họ học và dễ dẫn đến các vấn đềtâm lí lo lắng trong quá trình học. Vì vậy, dưới góc độ thực tế, việc nghiên cứu bài viết để đưara một số phương pháp lộ trình cụ thể để học tiếng Trung có hiệu quả và đề xuất những giảipháp để khắc phục các vấn đề lo lắng khi học tiếng Trung. 4162. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiếp cận đề tài một cách hệ thống và hiệu quả, bài viết đã sử dụng một số phương pháp,cụ thể như sau: 2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp này thuộc nhóm nghiên cứu trong các môn xã hội nhằm thu thập thông tinqua bảng hệ thống câu hỏi để trả lời. Thông qua hệ thống câu hỏi được đánh sẵn trong biểu mẫuđiều tra thì sinh viên là những người được hỏi sẽ lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất với mình vàđánh dấu vào biểu mẫu điều tra. Chúng tôi sử dụng công cụ bảng hỏi để khảo sát lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốccủa sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Phiếu điều tra có cấu trúc hai phần: Phần 1 là cácthông tin về tuổi tác, giới tính, cấp lớp, điểm số; Phần 2 là điều tra về thực trạng quan ngại vànguyên nhân dẫn đến quan ngại trong học tập tiếng Trung Quốc. Phần 2 của phiếu điều tra gồm 30 câu hỏi, sử dụng thang đo 5 bậc từ “Hoàn toàn khôngđồng ý” đến “ Hoàn toàn đồng ý”. Các câu hỏi trong phần thực trạng quan ngại xoay quanhnăm phương diện: Quan ngại xuất phát từ cá nhân sinh viên, Quan ngại xuất phát từ NgànhNgôn ngữ Trung Quốc, Quan ngại xuất phát từ phía nhà trường, Quan ngại xuất phát từ phíagia đình, Quan ngại xuất phát từ xã hội. Các câu hỏi trong phần nguyên nhân dẫn đến ngại xoayquanh hai phương diện: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Chúng tôi tiến hành điều tra sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa Ngoại ngữ,Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trước khi phát phiếu điều tra, chúng tôi thông báo với sinh viênkết quả điều tra này không ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên, hi vọng sinh viêncăn cứ vào tình hình thực tế của bản thân trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu. Chúngtôi phát ra 80 phiếu, thu vào 80 phiếu, tỉ lệ thu vào 100%. Tất cả các phiếu thu vào đều là phiếuhợp lệ, sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu, đạt tỉ lệ 100%. 2.2. Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu đóng vai trò cực kì quan trọng, đặc biệt là trong khoa họcxã hội, là tiền đề cho sự phát triển của công trình nghiên cứu. Tác giả tiến hành thu thập, chọnlọc các tài liệu có liên quan của các Giáo sư, tiến sĩ, một số từ điển, các tạp chí trong và ngoàingành, sách giáo khoa, tham khảo, trang mạng xã hội, tuyển tập các công trình nghiên cứu khoahọc về vấn đề liên quan. Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổnghợp, xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu một số phương pháp học tiếng Trung Quốc vàgiái pháp khắc phục những mối quan ngại cho sinh viên một cách hiệu quả.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình mối quan ngại trong học tập tiếng Trung Quốc Mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ TrungQuốc như sau: Bảng 1 cho thấy, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có mức độ quan ngại trong họctập tiếng Trung Quốc ở mức độ cao. Song, mức độ này cao hơn mức độ quan ngại trong học 417tập tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế đang học tập tại Trung Quốc (Qian Xu-jing (钱旭菁), 1999). ...

Tài liệu có liên quan: