
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề 'tính cách – thái độ con người'
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề “tính cách – thái độ con người” PHÂN TÍCH THÀNH NGỮ BỐN CHỮ TIẾNG TRUNG CHỦ ĐỀ “TÍNH CÁCH – THÁI ĐỘ CON NGƯỜI” Nguyễn Thị Huyền, Lê Thiên Giao Hạ và Nguyễn Thị Thu Phương* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Huỳnh Bích Ngọc TÓM TẮT Thành ngữ bốn chữ tiếng Hán không chỉ có riêng một chủ đề nhất định mà nó bao hàm nhiều chủ đề khác nhau như chủ đề về lao động, tình yêu, học tập,… Và vì sự đa dạng và phong phú đó nên người Trung Quốc sử dụng thành ngữ bốn chữ trong đời sống rất nhiều, nên để có thể hiểu và giao lưu với người Trung Quốc một cách dễ dàng thì sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc phải trang bị cho bản thân những câu thành ngữ thông dụng nhất, nếu hiểu biết càng nhiều thì cách biểu đạt của bạn trong lúc nói và viết sẽ dễ tác động đến người đối diện. Bài viết tìm hiểu về những câu thành ngữ bốn chữ thông dụng nhất liên quan đến chủ đề “ Tính cách – Thái độ” để các bạn sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí minh (HUTECH) có thể hệ thống lại và học tập. Từ khoá: Thành ngữ bốn chữ, tiếng Trung, tính cách, thái độ 1. MỞ ĐẦU Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc có rất nhiều câu thành ngữ, ngạn ngữ, … có chất liệu từ đời sống, hay từ những câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại mà người xưa đã đúc kết ra được những bài học, những triết lý cho cuộc sống. Chỉ riêng về thành ngữ nói chung thì Trung Quốc có các thành ngữ 4 chữ, 5 chữ, hay nhiều nhất là thành ngữ có 14 chữ. Nhưng thông dụng nhất vẫn là thành ngữ 4 chữ, theo số liệu “Khảo sát thống kê thành ngữ mang yếu tố động vật của tiếng Việt và tiếng Trung” của tác giả Đàm Tú Quỳnh và Vũ Nguyễn Minh Thy (năm 2021), tổng cộng có hơn 18.000 thành ngữ, 96% trong số đó là định dạng bốn ký tự, và hiện nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Nhiều từ hàng ngày chúng ta nghĩ rằng nó chỉ là một cụm từ, nhưng nó là một thành ngữ thực sự. Đã có nhiều học giả nghiên cứu thành ngữ 4 chữ tiếng Hán từ nhiều góc độ khác nhau, như đề tài “Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán” được nghiên cứu vào năm 2008. Điều đó cho thấy tần suất người Trung Quốc sử dụng thành ngữ 4 chữ rất nhiều và thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người. Có 3 nguyên nhân chủ yếu mà người Trung Quốc thích sử dụng thành ngữ 4 chữ. Thứ nhất là do số lượng chữ phù hợp với phong cách ngôn ngữ đời thường, không quá dài cũng không quá ngắn, không rườm rà và phức tạp về mặt âm lượng, thích hợp cho mọi người sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Thứ hai là có những thành 3575 ngữ bốn ký tự tận dụng được tính đối ngẫu và nhịp điệu, có thể bao hàm tất cả về mặt ngữ nghĩa, dùng những câu từ mang tính chất so sánh, ẩn dụ, thể hiện ý của người muốn nói mà không làm mất đi sự lịch sự. Đặc biệt những thành ngữ mang tính chất mỉa mai, châm biếm hay dùng để khuyên răn thì thành ngữ 4 chữ có thể diễn đạt ý nghĩa hoàn chỉnh một cách ngắn gọn và súc tích. Đây là một trong những lý do mà người Trung Quốc thích sử dụng thành ngữ 4 chữ. Lý do thứ ba là liên quan đến “Kinh Thi”, đa số các bài thơ ở trong tập thơ này đều là bài thơ có 4 chữ là chính. Và các từ ngữ trong “Kinh Thi” được người dân Trung Quốc nhiều lần trích dẫn, dần dần trở thành cụm từ cố định, có ảnh hưởng không nhỏ đến ngôn ngữ và văn học Trung Quốc. Đây đều là một trong những lí do mà người Trung Quốc thích và thường xuyên sử dụng thành ngữ 4 chữ. Vì thế, để có thể tiếp xúc và giao lưu cùng người bản địa thì việc bắt đầu làm quen và học thành ngữ 4 chữ là việc không thể thiếu. 2. PHÂN TÍCH CÁC CÂU THÀNH NGỮ BỐN CHỮ TIẾNG TRUNG – CHỦ ĐỀ “TÍNH CÁCH – THÁI ĐỘ CON NGƯỜI”: Tính cách và thái độ con người là những điều chúng ta đã được học và tiếp xúc hằng ngày. Chúng ta dùng những tính từ để miêu tả người khác như “ tốt bụng”, “ lương thiện”, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều thành ngữ bốn chữ có thể biểu đạt ý mà bản thân muốn nói mà không cần phải quá dài dòng. Thông qua cuốn “Từ Điển Thành Ngữ Điển Tích Trung Quốc” của Nguyễn Tôn Nhan, sau đây là 15 câu thành ngữ bốn chữ tiếng Trung được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và văn viết. Bảng 2.1 Phân tích 15 thành ngữ 4 chữ tiếng Trung THÀNH PHIÊN ÂM Ý NGHĨA NGUỒN GỐC GHI CHÚ NGỮ Dùng để chỉ thái độ của Liên quan đến câu chuyện Zuò jǐng guān Ếch ngồi đáy những người có kiến thức, 坐井观天 ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy tiān giếng tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại giếng” tự cao, tỏ vẻ. Dùng để chỉ những người có tính cách bên ngoài hiền Khẩu phật tâm lành nhưng bên trong độc 佛口蛇心 Fó kǒu shé xīn xà ác. Câu mang hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, nhưng trái tim rất xấu xa. 3576 Dùng để châm biếm những ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thành ngữ bốn chữ tiếng Hán Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Thành ngữ tiếng Trung Văn học Trung Quốc Ngôn ngữ học tri nhậnTài liệu có liên quan:
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bảy Mươi
7 trang 297 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 171 0 0 -
4 trang 125 0 0
-
5 trang 121 1 0
-
Ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy thành ngữ tiếng Anh
9 trang 119 0 0 -
Tìm hiểu 250 câu thành ngữ tiếng Hoa thông dụng: Phần 2
152 trang 114 1 0 -
Ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và thơ Sonnet của William Shakespeare
7 trang 113 0 0 -
Khảo sát ẩn dụ ý niệm cấu trúc của mùa xuân trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt
5 trang 93 0 0 -
2 trang 86 0 0
-
Nhìn lại một thập niên nghiên cứu áp dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ
7 trang 80 0 0 -
100 câu thành ngữ thường gặp trong tiếng Trung
4 trang 65 0 0 -
Tìm hiểu 250 câu thành ngữ tiếng Hoa thông dụng: Phần 1
126 trang 54 0 0 -
Nghiên cứu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố rồng
11 trang 48 1 0 -
Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong tiếng Việt nhìn từ miền nguồn màu sắc
12 trang 45 0 0 -
Giáo trình Văn học Trung Quốc (dùng cho hệ đào tạo từ xa): Phần 1
255 trang 40 0 0 -
Nghiên cứu văn hóa và văn học Trung Quốc: Phần 1
139 trang 40 0 0 -
7 trang 40 0 0
-
Ẩn dụ ý niệm phạm trù thực vật trong văn xuôi của Thích Nhất Hạnh
12 trang 39 0 0 -
Cảm nhận về văn học Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ mới
6 trang 39 1 0 -
Nghiên cứu dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận: Phần 1
150 trang 39 0 0