Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.37 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước chuyển đó đã mang lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Song song với quá trình này nền hành chính Nhà nước cũng có những đổi mới. Cải cách nền hành chính Nhà nước được đặt ra như một đòi hỏi khách quan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực LUẬN VĂN:Cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực Lời mở đầu Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới toàn diện,chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Bước chuyển đó đã mang lại những thành tựu to lớn, có ýnghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Song song với quá trình này nền hànhchính Nhà nước cũng có những đổi mới. Cải cách nền hành chính Nhà nước được đặt ra nhưmột đòi hỏi khách quan của thực tiễn, của quy luật phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng và cơsở hạ tầng. Tuy nhiên, nhìn chung trong thời gian qua cải cách hành chính vẫn chưa theo kịp yêucầu đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế. Nền hành chính Nhà nước về cơ bản vẫn mang nặngnhững dấu ấn của nền hành chính được thiết lập trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu, baocấp. Bộ máy hành chính Nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu lực,hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều bất cập. Đánh giá công tác cải cách hành chính trong nhiều lĩnh vực là một việc làm cần thiết.Vì thời gian có hạn nên em xin trình bày một trong những lĩnh vực quan trọng cần cải cách là: “Cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực”. I. Thực trạng nguồn nhân lực: Do đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam, đội ngũ cán bộ công chức bao gồmtoàn bộ những người làm việc trong các cơ quan công quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị xã hội và các tổ chức sự nghiệp phục vụ lợi ích công, đã qua tuyển dụng và được bổnhiệm, giữ một công việc thường xuyên trong một công sở Nhà nước hay tổ chức chính trị,chính trị xã hội ở trung ương hoặc địa phương, ở trong nước hay ở nước ngoài, được xếp vàomột ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. 1. Về số lượng: Đến năm 2000 không tính lực lượng quân đội và công an, công chức trong cả nước là1.431.827 người, chiếm khoảng 1,8% dân số của cả nước trong đó khối trung ương có195.219 người, chiếm khoảng 13,7%; khối địa phương có 1.236.608 người, chiếm khoảng86,3%. Số lượng công chức được phân theo các ngành, lĩnh vực: - Công chức trong ngành quản lý Nhà nước có 206.375 người, chiếm tỷ lệ khoảng14,4%, trong đó khối trung ương: 95.963 người, chiếm tỷ lệ khoảng 6,7%; địa phương:110.412 người, chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%. - Công chức ngành giáo dục có 960.691 người chiếm tỷ lệ khoảng 67,1%, trong đótrung ương 45.085 người chiếm tỷ lệ khoảng 3,1%; địa phương: 915.606 người, chiếm tỷ lệkhoảng 65,0%. - Công chức ngành y tế có 171.957 người, chiếm tỷ lệ khoảng 12,0%, trong đó trungương: 17.650 người, chiếm tỷ lệ khoảng 1,3%; địa phương: 154.307 người, chiếm tỷ lệkhoảng 10,9%. - Công chức ngành khoa học có 16.460 người chiếm tỷ lệ khoảng 1,2%. - Công chức ngành văn hoá - thông tin có 32.099 người, chiếm tỷ lệ khoảng 2,5%trong đó trung ương: 5.123 người, chiếm tỷ lệ khoảng 0,4%; địa phương là 28.976 ngườichiếm tỷ lệ khoảng 2,1%. - Các sự nghiệp khác cả nước có 44.245 người, trong đó trung ương có 14.938 người,chiếm tỷ lệ khoảng 1,1%; địa phương: 29.307 người, chiếm tỷ lệ khoảng 2,6%. 2. Về chất lượng: Theo kết quả điều tra, khảo sát đánh giá đến thời điểm 31-12-1998 thì: - Số công chức có trình độ trên đại học: 20.339 người (1,7%) - Đại học và Cao đẳng: 412.506 người (31,8%) - Trung học chuyên nghiệp: 563.848 người (43,5%) - Còn lại các trình độ khác: 297.712 người (20,3%) Có 206.689 người có trình độ ngoại ngữ cơ sở trở lên (15,9%), trong đó số cán bộcông chức có trình độ cử nhân ngoại ngữ là 28.375 người (2,2%). Số cán bộ công chức đã qua đào tạo lý luận chính trị trung cao cấp có 85.828 người(6,6%). Về đội ngũ cán bộ cính quyền cơ sở theo kết quả điều tra được công bố năm 1999 đốivới 66.316 người là thành viên Uỷ ban, tỷ lệ mù chữ là 0,6% (368 người), cấp 1 là 5,6%(3.730 người), cấp 2 là 39,9% (26.436 người) và cấp 3 là 54% (35.782 người). Về trình độ lýluận chưa được đào tạo 28.137 người (42,4%), sơ cấp 16.640 người (25,1%), trung cấp20.340 người (30,7%), cao cấp 1.199 (1,8%). Về quản lý hành chính Nhà nước, chưa đượcđào tạo 45.942 người (69,3%), được đào tạo 20.374 người (30,7%). Về chuyên môn nghiệpvụ chưa được đào tạo 82,2%, có trình độ sơ cấp 6%, trung cấp 8,4%, đại học 3,5%. 3. Về cơ cấu: - Tỷ lệ công chức phục vụ, sự nghiệp chiếm 84,3%, tỷ lệ công chức quản lý hànhchính Nhà nước là 15,7%. - Công chức từ 30 tuổi trở lên là 927.973, chiếm tỷ lệ 71,7%. - Công chức 50 tuổi trở lên là 124.573, chiếm tỷ lệ 9,6%. - Nữ công chức có 888.052, chiếm tỷ lệ 68.6%. - Tỷ lệ nữ công chức trong các đơn vị sự nghiệp chiếm khoảng 90% của tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: