Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

Số trang: 117      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chú ý và coi trọng đến công tác cán bộ, vì đây chính là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc qua các nhiệm kỳ đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ. Những quan điểm đó được cụ thể hóa trong các Nghị quyết hội nghị của Ban chấp hành trung ương Đảng. Đặc biệt, Hội nghị trung ương lần thứ 8 (khóa VII), Hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình LUẬN VĂN:Chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chú ý và coi trọng đếncông tác cán bộ, vì đây chính là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Nghịquyết Đại hội Đại biểu toàn quốc qua các nhiệm kỳ đã thể hiện rõ quan điểm, đường lốicủa Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ. Những quan điểm đó được cụ thể hóa trong cácNghị quyết hội nghị của Ban chấp hành trung ương Đảng. Đặc biệt, Hội nghị trung ươnglần thứ 8 (khóa VII), Hội nghị trung ương lần thứ 6 (khóa IX) của Đảng đã khẳng địnhcải cách hành chính nhà nước và chiến lược cán bộ, trong đó có nội dung xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề thuộc đường lối chiến lược củaĐảng ta. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nộidung cải cách hành chính và là một trong 7 chương trình hành động của Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức đã được rèn luyện, thử thách quaquá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước có bản lĩnh chính trị vữngvàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vànăng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao vềmọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giaiđoạn vừa qua. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ công chức hiện nay vẫn bộc lộ những yếukém, bất cập như Đảng ta đã nhận định: “đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất lượng, sốlượng, cơ cấu nhiều mặt chưa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá”[23] “Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ công chức còn yếu, một bộ phậnkhông nhỏ thoái hoá, biến chất”[22]. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, côngchức chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu công việc; tính chủ động, ý thức tráchnhiệm với công việc được giao còn thấp; khả năng quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế.Một bộ phận công chức thoái hoá, biến chất, tham ô, buôn lậu, nhũng nhiễu phiền hà,thiếu công tâm, khách quan khi giải quyết công việc ; kỷ luật hành chính lỏng lẻo, bảnlĩnh thiếu vững vàng, lãng phí...bị kỷ luật. Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng khôngnhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin củanhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải nâng cao chất lượng côngchức trong đó có đội ngũ công chức uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Ninh Bình là tỉnh được tái lập từ năm 1992 nhưng đến nay vẫn còn không ít khókhăn nhất là công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đã được xây dựngchuẩn hoá nhiều mặt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định về trình độ, chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực... Điều đó đòi hỏi cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượngcủa công tác cán bộ nói chung, đội ngũ công chức cấp tỉnh nói riêng để đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Xuất phát từ lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Chất lượng công chức Uỷ ban nhândân tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học củamình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chất lượng công chức là một trong những nội dung quan trọng của công tác quảnlý và sử dụng cán bộ; đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước. Mộtsố đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí có liên quan đã được công bố như: - Nguyễn Duy Gia (1990), Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quảnlý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chínhnhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (1998), Đạođức, phong cách lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ,Nxb Lao động, Hà Nội. - Tô Tử Hạ (2003), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Bộ Khoa học và Công nghệ (2003): Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứngđòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN do dân, vì dân. - Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. - Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm của công chức trong điều kiện xây dựngnhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện chính trịquốc gia Hồ Chí Minh. - Thang Văn Phúc – Nguyễn Minh Phương (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nxb. Chính trị quốc gia. - Võ Thị Thuý Hà (2007), Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện phápluật cán bộ công chức ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện chính trị quốc giaHồ Chí Minh. Tuy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu nhưng mỗi công trình đề cập đếnvấn đề ở những khía cạnh khác nhau. Cho đến hiện nay chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu về chất lượng công chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở Ninh Bình. Nhữngquan điểm, nhận định, đánh giá của những công trình khoa học liên quan đến đề tài đềuđược tác giả nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượngcông chức của UBND tỉnh Ninh Bình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá, phân tích, khái quát các vấn đề lý luận về chất lượng công chứcUB ...