Danh mục

LUẬN VĂN: Chính sách kinh tế mới của Lênin Sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.45 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách kinh tế mới của V.I Lênin đã làm cho kinh tế nước Nga từ bị tàn phá kiệt quệ trong nội chiến trở nên phát triển nhanh chóng. Nó đã củng cố liên minh giai cấp công nông, tạo tiền đề ban đầu cho việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế hiện nay của nước ta tuy không giống hoàn toàn như nước Nga hồi đầu những năm 20 (thế kỷ XX) nhưng cũng không ít điểm chung đó là chúng ta cũng đang thực hiện quá độ thực hiện nền kinh tế hàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Chính sách kinh tế mới của Lênin Sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam LUẬN VĂN:Chính sách kinh tế mới của Lênin -Sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam A. Mở bài Chính sách kinh tế mới của V.I Lênin đã làm cho kinh tế nước Nga từ bị tàn phákiệt quệ trong nội chiến trở nên phát triển nhanh chóng. Nó đã củng cố liên minh giai cấpcông nông, tạo tiền đề ban đầu cho việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế hiện nay của nước ta tuy không giống hoàn toàn như nước Nga hồi đầunhững năm 20 (thế kỷ XX) nhưng cũng không ít điểm chung đó là chúng ta cũng đangthực hiện quá độ thực hiện nền kinh tế hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thành công mục tiêu, chủ trương mà Đảng, Nhà nước ta đề ra đó thìkhông thể không tham khảo kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước để rút ra lý luận,con đường cho riêng mình và thực tiễn đã chứng minh rằng: việc vận dụng sáng tạo chínhsách kinh tế mới (NEP) của Lênin vào hoàn cảnh nước ta là việc làm cần thiết, kết quảcủa nó là nền tảng cho chúng ta thực hiện thành công CNXH. Nội dung của nó (thuếlương thực, tư bản nhà nước, lưu thông hàng tiền, kinh tế nhiều thành phần...) rất phù hợpvới điều kiện hiện nay ở trong nước cũng như xu thế chung của thế giới (hợp tác hoá, đaphương hoá...). Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Chính sách kinh tế mới của Lênin. Sựvận dụng vào thực tiễn Việt Nam”. B. Nội dung I/ Hoàn cảnh ra đời và nội dung của NEP. 1. Hoàn cảnh ra đời. Cuối năm 1920, đất nước Xô Viết ra khỏi chiến tranh và chuyển sang giai đoạn xâydựng trong hòa bình từ những điều kiện cực kỳ khó khăn. Nền kinh tế bị thiệt hại và sasút rất nghiêm trọng biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực sau: * Nông nghiệp. Diện tích gieo trồng, sản lượng ngũ cốc, sản phẩm chăn nuôi đều giảm. Tổng sảnlượng nông nghiệp năm 1920 chỉ bằng 60% năm 1913. Dân số là 137 triệu người bìnhquân ngũ cốc đầu người năm 1920 là 246kg còn trước chiến tranh là 405kg. * Công nghiệp. Tổng sản lượng công nghiệp năm 1920 so với năm 1917 giảm đi hơn 4 lần, sốngười làm việc giảm gần 1/2. Do đó tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tếnăm 1920 là 25%. Hầu như tất cả các ngành đều sa sút. So sản lượng năm 1920 với 1918thì khai thác than đá giảm từ 731 triệu pút xuốn 476 triệu pút; đúc ngang giảm từ 31,5triệu xuống 7 triệu pút; sản xuất thép mactanh giảm từ 24,5 xuống 10 triệu put... Nguyênliệu, vật liệu dự trữ đã dùng hết. So với năm 1913, sản xuất đại công nghiệp giảm xuốngtới 12,8% còn công nghiệp giảm xuống tới 44,1%. Do đó tương quan đã thay đổi nghiêng về tiểu công nghiệp (từ 24,2% đến 52,3%). * Giao thông vận tải. Bị tàn phá nghiêm trọng; 61% số đầu máy và 28% số toa xe bị phá cùng với 4.000chiến cầu và các ga kho tàng. So với trước chiến tranh, khối lượng vận chuyển năm 1920chỉ còn 20%. * Tài chính – Tín dụng. Lâm vào tình trạng rối loạn. Năm 1918 bội chi ngân sách 31 tỷ rúp, năm 1901 consố bội chi lên tới 21.937 tỷ rúp. Mức dự trữ vàng của ngân hàng giảm sút nghiêm trọng.Nếu năm 1914 mức đảm bảo vàng cho khối lượng tiền tệ trong lưu thông là 98,2% thìnăm 1917 chỉ còn 6,8%. Khối lượng tiền tệ tăng nhanh đã đưa đến sự tăng vọt của giá cả.Mức giá trung bình toàn quốc năm 1923 tăng hơn 21 triệu lần so với năm 1913. Do đồngrúp mất giá nhanh nên các địa phương đã tự tạo ra vật ngang giá khác nhau. Đồng thời,xu hướng hiện vật hoá trong nền kinh tế tăng dần lên. Do sản suất và lưu thông sa sút, nên đời sống nhân dân lao động càng thêm khókhăn so với hồi chiến tranh. Tiền lương thực tế của công nhân trước chiến tranh là 22 rúp đã giảm xuống 8,3 rúpnăm 1920. Do thiếu ăn thường xuyên, thiếu thuốc men chữa bệnh nên tỷ lệ công nhânmắc bệnh và tử vong tăng lên. Trong lúc đó, vì thiếu điều kiện sản xuất nên nhiều nhàmáy đóng cửa sổ người không có việc làm tăng lên, do đó tình trạng biến chất giai cấpcủa giai cấp công nhân tiếp tục diễn ra. Trong thời kỳ nội chiến, “chính sách cộng sản thời chiến” gây thiệt hại cho lợi íchnông dân, tuy vậy, sự thiếu thốn khó khăn trong đời sống của nông dân và công nhântrong thời kỳ ấy không gây ra sự mệt mỏi về tinh thần, vì quần chúng lao động sẵn sànglao động quên mình để góp vào việc tiêu diệt bọn phản cách mạng, thiết lập và giữ vữngchính quyền nhân dân. Nhưng sau chiến tranh khi những hi vọng trông chờ vào việc cảithiện đời sống vật chất và tinh thần không được đáp ứng thì lòng tin giảm dần và sự bấtmãn bắt đầu tăng lên. Đó là điều kiện để bọn phản cách mạng lợi dụng lừa dối quầnchúng tập hợp lực lượng hòng tấn công vào chính quyền Xô Viết non trẻ. Trước khi cách mạng thành công và thiết lập chuyên chính vô sản lần đầu tiên trêntrái đất thì tư tưởng mác – xít mới xem xét những vấn đề của thời kỳ quá độ về mặt lýluận. Nhưng lúc này, sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, người cộng sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: